Sửa đổi, bổ sung 5 nghị định về cán bộ, công chức

27/12/2022 10:51

(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ đang nghiên cứu xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung 5 nghị định về công tác cán bộ, tuyển dụng cán bộ, công chức và đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Sửa đổi, bổ sung 5 nghị định về cán bộ, công chức - Ảnh 1.

Xây dựng cơ chế để vừa khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Trao đổi tại họp báo Bộ Nội vụ chiều 26/12 về xây dựng Nghị định về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, ông Nguyễn Tuấn Ninh - Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức chia sẻ: Nội dung này rất khó, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, một số cơ chế, chính sách pháp luật còn chưa được đồng bộ.

"Chúng tôi cũng trăn trở thế nào là đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo rất phong phú, trên tất cả các lĩnh vực", ông Ninh nói.

Vì vậy, trong thời gian vừa qua và thời gian tới, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng, thấu đáo để vừa đạt được mục tiêu xây dựng được cơ chế bảo đảm cụ thể, phù hợp, hiệu quả trong khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì việc chung, vừa động viên cán bộ tích cực phát huy trí tuệ, năng lực, mạnh dạn đề xuất ý tưởng của mình trong thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đưa ra cơ chế để ngoài việc khuyến khích được cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì cũng hạn chế tối đa việc lợi dụng chủ trương này để thực hiện hoặc bao che những hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Theo ông Nguyễn Tuấn Ninh, thời gian qua, cũng có một số cán bộ, công chức nhụt chí, không dám đổi mới, không dám sáng tạo để giữ cho mình được an toàn.

Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục chia sẻ và mong có sự đồng hành của các báo chí để khi nghị định được ban hành, vừa bảo đảm chủ trương của Đảng, theo đúng tinh thần Kết luận 14 của Bộ Chính trị nhưng cũng phù hợp thực tiễn, sớm đi vào cuộc sống.

Sửa đổi, bổ sung 5 nghị định về cán bộ, công chức - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tuấn Ninh: Bộ Nội vụ đang nghiên cứu xây dựng nghị định sửa 5 nghị định về công tác cán bộ, tuyển dụng cán bộ, công chức và đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Quy trình rất chặt chẽ, vậy vì sao vẫn có nhưng trường hợp sau khi bổ nhiệm bị kỷ luật, khởi tố?

Liên quan đến việc quy trình bổ nhiệm cán bộ, công chức thực hiện theo 5 bước, rất chặt chẽ nhưng vẫn có những trường hợp sau khi bổ nhiệm còn vi phạm pháp luật, bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, ông Nguyễn Tuấn Ninh nêu rõ: Ban Tổ chức Trung ương đã tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành Quyết định 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định số 50-QĐ/TW về công tác quy hoạch cán bộ; Hướng dẫn 16 về quy hoạch cán bộ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã rất tập trung vào việc hoàn thiện các  chủ trương, chính sách về công tác cán bộ.

Về phía Bộ Nội vụ, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ, Bộ đang tham mưu cho Chính phủ tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về vấn đề này. Hiện nay, Bộ đang nghiên cứu xây dựng nghị định sửa 5 nghị định về công tác cán bộ, tuyển dụng cán bộ, công chức của Chính phủ và đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, còn phải thực hiện đồng bộ các chủ trương, quy định của Đảng về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền (Quy định 205-QĐ/TW), đồng thời khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm (Kết luận 20).

"Vụ Công chức, viên chức tham mưu cho lãnh đạo Bộ Nội vụ trên tinh thần đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức để bên cạnh việc hoàn thiện thể chế thì tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính", ông Ninh thông tin.

Năm 2023, theo nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, rà soát Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và một số luật liên quan để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện các luật này, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

Xây dựng Nghị định kiểm định chất lượng đầu vào cán bộ, công chức, viên chức

Về công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian qua, nhất là ngay sau khi Ban Bí thư có Kết luận 71 và Kết luận 27 về khắc phục sai phạm trong tuyển dụng công chức, theo ông Ninh, các bộ, ngành, địa phương cơ bản thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tuyển dụng cán bộ, công chức. Việc tuyển dụng công chức, viên chức cơ bản đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; đây cũng là một nội dung quan trọng trong cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Vụ Công chức, viên chức đang tham mưu xây dựng Nghị định kiểm định chất lượng đầu vào cán bộ, công chức, viên chức (hiện đang lấy ý kiến thành viên Chính phủ) để thống nhất kiểm định tập trung trên phạm vi toàn quốc, áp dụng để khi tuyển dụng cán bộ, công chức vào bộ máy hành chính nhà nước các cấp bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Khẳng định trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII, XIII, các quy định của Đảng rất toàn diện về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ là báo cáo cấp thẩm quyền thể chế hóa các quy định này đảm bảo đồng bộ, liên thông, trong đó có cả việc khuyến khích, bảo vệ những trường hợp dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì việc chung; tiếp tục hoàn thiện thể chế về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, về bổ nhiệm, tuyển dụng.

"Có thể nói quy định của Đảng và quy định của Chính phủ (Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức) được dư luận đánh giá rất cao, tinh thần chung là rất chặt chẽ", Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng khẳng định.

Song, đây là quy trình bổ nhiệm vào vị trí mới mà người được bổ nhiệm chưa làm ở vị trí mới đó nên còn phụ thuộc vào phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ, quá trình tiếp tục rèn luyện trong khi thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công vụ.

Quá trình hoàn thiện thể chế là quá trình thường xuyên, liên tục, vấn đề là làm sao thể chế hóa các quy định của Đảng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị. Bộ Nội vụ ghi nhận, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, thể chế hóa kịp thời quy định của Đảng./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi