Đề xuất tăng biên chế cán bộ, công chức cấp xã; 'mạnh tay' sắp xếp nhân sự dôi dư

02/04/2023 18:39

(Chinhphu.vn) - Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách là một nội dung đột phá. Theo đó, sẽ tăng thêm biên chế đối với cấp xã, nên phải báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung số biên chế này. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, Bộ Nội vụ đề xuất chính sách "khá mạnh tay" để có thể thực hiện ngay việc sắp xếp.

Đề xuất tăng biên chế cán bộ, công chức cấp xã; "mạnh tay" sắp xếp nhân sự dôi dư - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách là một nội dung đột phá.

Đề xuất tăng thêm biên chế cán bộ, công chức cấp xã

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo các nghị định quy định về chính sách tinh giản biên chế; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách.

Theo đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc xây dựng 03 Nghị định này liên quan đến việc tạo điều kiện cho sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tới đây.

Đồng thời khẳng định, năm 2023, 2024 là thời điểm tập trung cao nhất để sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho nên cần phải chuẩn bị đầy đủ các cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện.

Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách là một nội dung đột phá. Theo đó, sẽ tăng thêm biên chế đối với cấp xã, nên phải báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung số biên chế này.

Nhiều chính sách "khá mạnh tay" để tinh giản biên chế

Nghị định quy định về chính sách tinh giản biên chế phải tích hợp một số nghị định liên quan đến chính sách tinh giản biên chế.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, Bộ trưởng cho biết, dự thảo Nghị định đưa ra chính sách "khá mạnh tay" để có thể thực hiện ngay việc sắp xếp.

Về dự thảo Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, đây là nghị định rất khó, mang tính chính trị cao.

Trong bối cảnh chúng ta đang tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, một bộ phận cán bộ có tư tưởng chần chừ, giữ an toàn, sợ sai, cần có những cơ chế, chính sách để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Về dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, gồm 03 chương, 15 điều. Cần sớm trình Chính phủ ban hành để khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung nhằm thể chế hóa chủ trương tại Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị.

Về đối tượng áp dụng, có hai loại ý kiến: Ý kiến thứ nhất, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước; ý kiến thứ hai, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước (kể cả cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).

Về nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ, có năm nguyên tắc: (1) Khuyến khích mọi cán bộ năng động, sáng tạo trong phạm vi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; (2) phải được tiến hành kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch; (3) phải bảo đảm không trái Hiến pháp và Điều lệ Đảng; (4) khi thực hiện mà xảy ra thiệt hại thì phải xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, được xem xét miễn xử lý trách nhiệm; (5) trường hợp lợi dụng chủ trương thì bị xử lý nghiêm.

Về dự thảo Nghị định quy định về tinh giản biên chế (thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 01/12/2020), gồm 5 Chương và 25 Điều.

Dự thảo đã đưa ra các nội dung sửa đổi, bổ sung về đối tượng áp dụng, các trường hợp tinh giản biên chế, các chính sách tinh giản biên chế, chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi đến trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 nghỉ ngay trong thời gian 06 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cơ quan có thẩm quyền.

Về dự thảo Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố (thay thế các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP), gồm 04 Chương và 40 điều.

Dự thảo đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung về quy định chức danh, số lượng, tiêu chuẩn (khung năng lực) và nhiệm vụ cụ thể (bản mô tả công việc) của từng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, chế độ hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, phụ cấp kiêm nhiệm,...

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi