Chuyển thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh được lợi gì?

20/05/2025 17:28

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu đãi, nhiều thuận lợi hơn.

Chuyển thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh được lợi gì?- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tại Quốc hội

Siết chặt quản lý, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp

Ngày 20/5, giải trình, làm rõ những nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu đãi hơn.

Thảo luận, dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, một số đại biểu Quốc hội có ý kiến về đề nghị đưa đối tượng hộ kinh doanh vào dự thảo luật và có chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho mục tiêu, khi Bộ Tài chính nghiên cứu để trình Chính phủ và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 cũng đã tính toán việc thực hiện mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 và 3 triệu doanh nghiệp vào năm 2045. 

Theo đó, việc các hộ kinh doanh chuyển dịch thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu này, cùng với các mục tiêu về phát triển kinh tế và thu ngân sách.

Chính vì vậy, trong Nghị quyết đã tính toán đầy đủ những giải pháp, những biện pháp để thúc đẩy khuyến khích hộ kinh doanh đủ điều kiện, khả năng chuyển sang doanh nghiệp như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới thành lập; hỗ trợ tiền thuê đất; giảm thiểu các thủ tục, điều kiện về kế toán, về lao động, về kê khai thuế… 

Cùng với đó là siết chặt quản lý đối với hộ kinh doanh theo hướng bỏ thuế khoán thực hiện kê khai, nộp thuế theo doanh thu thực tế như doanh nghiệp phải xuất hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền…

“Với những giải pháp này, hộ kinh doanh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu đãi, nhiều thuận lợi hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.

Chuyển thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh được lợi gì?- Ảnh 7.

Hạn chế rủi ro cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một vấn đề nữa các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ là quy định về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty chưa đại chúng.

Dự thảo Luật hiện bổ sung quy định điều kiện hệ số nợ phải trả đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ không được quá 5 lần vốn chủ sở hữu. Đây là quy định chưa có ở Luật Doanh nghiệp trước đây.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho hay, vừa qua có một số doanh nghiệp đã lợi dụng việc này, phát hành trái phiếu riêng lẻ, huy động một lượng tiền rất lớn và không trả được nợ, ảnh hưởng rất lớn đến đến an ninh trật tự xã hội.

Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng cao, các doanh nghiệp cần lượng vốn lớn để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, rất cần cơ chế để kiểm soát. Mặc dù nhiều nước phát triển và một số nước châu Á không có quy định tương tự, song đây đều là các nước có thông tin doanh nghiệp rất minh bạch.

Bên cạnh đó, họ có nhiều công cụ khác để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề huy động. “Còn với thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa đủ điều kiện để không quy định việc này”, Bộ trưởng giải thích.

Do đó, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội chấp thuận bổ sung nội dung này để vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, vừa có cơ chế kiểm soát tốt, tránh những vụ việc như đã xảy ra thời gian vừa qua.

Chuyển thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh được lợi gì?- Ảnh 8.

Quy định nguyên tắc chung về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Liên quan đến các quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, Bộ trưởng cho biết, tiếp thu ý kiến thẩm tra, dự thảo luật đã điều chỉnh khái niệm về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp theo hướng khái quát quy định nguyên tắc chung như tại dự thảo luật, tương đồng với Luật Phòng, chống rửa tiền, đồng thời đảm bảo yêu cầu của FATF (Lực lượng đặc nhiệm tài chính).

Đối với các tiêu chí để xác định chủ sở hữu hưởng lợi, như tỷ lệ cụ thể sở hữu vốn điều lệ trực tiếp hoặc gián tiếp; quyền chi phối thông qua tỷ lệ biểu quyết, thông qua việc bổ nhiệm bãi nhiệm dân sự… Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu và tham mưu cho Chính phủ quy định rõ tại Nghị định hướng dẫn của luật.

Về việc phải bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi tại dự thảo luật nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với FATF, Bộ trưởng nêu rõ trường hợp không thể chế hoá nội dung này tại dự thảo luật thì có thể có những hậu quả về kinh tế như nguy cơ bị FATF đưa vào danh sách đen, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện các tổ chức như OECD, World Bank… cũng đang sử dụng tiêu chí quy định về chủ sở hữu hưởng lợi để đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh của các quốc gia.

Về trách nhiệm thu thập, lưu giữ, cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, dự thảo quy định thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi phải được lưu giữ ít nhất 5 năm để đảm bảo phù hợp với khuyến nghị của FATF.

Theo Bộ trưởng, quy định này áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Thực tế, hiện các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động được lưu trữ trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp lâu hơn nhiều so với thời hạn 5 năm. Nên việc triển khai quy định này không vướng mắc trên thực tiễn.

Đồng thời, Bộ trưởng giải thích, việc lưu giữ này cũng tránh trục lợi chính sách, nhất là giai đoạn này Đảng, Nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh các kết quả tích cực, cũng có hiện tượng trục lợi, như việc lập doanh nghiệp một thời gian ngắn để hưởng chính sách hỗ trợ rồi đóng cửa. Tới đây, các thông tin sẽ được kết nối với dữ liệu dân cư và định danh cá nhân sẽ giúp hạn chế tối đa việc trục lợi.

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, làm việc tại doanh nghiệp: Cái gì đã rõ, đã chín thì đưa vào luật, cái gì chưa rõ, chưa chín thì tiếp tục thí điểm

Tại dự thảo Luật, các đại biểu cũng quan tâm nhiều đến việc bổ sung đối tượng được thành lập tham gia quản lý, điều hành làm việc tại doanh nghiệp bao gồm viên chức.

Giải trình, Bộ trưởng nhấn mạnh Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193 của Quốc hội đã có quy định cho phép viên chức, viên chức quản lý làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức đó thành lập, hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do tổ chức đó tạo ra.

Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng đã quy định viên chức làm việc tại tổ chức khoa học công nghệ được góp vốn tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập, tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.

Nhằm thể chế hóa tại luật đối với đối tượng còn lại là viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, dự thảo Luật đề xuất bổ sung quy định đối tượng viên chức, viên chức quản lý làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập, hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.

Quy định này không trùng với quy định trong Luật Khoa học công nghệ và bao quát phần đối tượng còn lại. Tuy nhiên, có đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm đối tượng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quy định này đang được thực hiện tại Luật Thủ đô.

Với quan điểm “cái gì đã rõ, đã chín thì đưa vào luật, cái gì chưa rõ, chưa chín thì tiếp tục thí điểm”, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để cập nhật, bổ sung trong quá trình Hà Nội triển khai quy định này./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi