Đề xuất 'cởi trói' hơn nữa, mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp

11/05/2025 15:23

(Chinhphu.vn) - Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.

Đề xuất 'cởi trói' hơn nữa, mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp- Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 10

Chiều 10/5, thảo luận tại Tổ 10 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 10 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông và Phú Yên. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Nguyễn Văn Huy điều hành nội dung thảo luận.

Qua thảo luận, các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết, cơ sở chính trị và cơ sở thực tiễn xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn. 

Nội dung dự án Luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đề xuất 'cởi trói' hơn nữa, mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp- Ảnh 2.

Đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Tham gia thảo luận, đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 33 (Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp) như sau: “Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để phục vụ công tác về phòng, chống rửa tiền”.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị thay thế cụm từ “để phục vụ công tác về phòng, chống rửa tiền” bằng cụm từ “khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. 

“Vì ngoài việc cơ quan có thẩm quyền đề nghị được cung cấp thông tin doanh nghiệp để phòng, chống rửa tiền thì còn nhiều trường hợp khác buộc phải có thông tin. Ví dụ: có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có hành vi lừa đảo, hối lộ, tài trợ khủng bố…”, đại biểu Dương Khắc Mai lý giải.

Đề xuất 'cởi trói' hơn nữa, mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp- Ảnh 3.

Các vị đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận tại Tổ 10

"Cởi trói" hơn nữa, mở rộng đối tượng viên chức được tham gia, làm việc tại doanh nghiệp

Liên quan tới quy định về sửa đổi, bổ sung về đối tượng được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp bao gồm viên chức, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp bổ sung điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 17. 

Cụ thể: Nhằm thể chế hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, luật mới đã “cho phép” viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập “được tham gia quản lý, điều hành nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra” và “được quyền góp vốn vào doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra” nhằm động viên, khuyến khích viên chức tại các cơ sở này nghiên cứu và đưa kết quả vào ứng dụng thực tế.

Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Khắc Mai nếu chỉ cởi trói cho “viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập” thì cũng còn “bó hẹp” đối tượng. 

Vì thực tế còn nhiều Viện nghiên cứu công lập, cơ sở giáo dục công lập khác ngoài đại học mà ở đó viên chức cũng có thể nghiên cứu và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội.

Đồng thời, trong Nghị quyết 57 cũng quy định “Có cơ chế cho phép và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu” như vậy cũng không bó hẹp đối tượng. 

Do đó, đại biểu đề nghị “cởi trói” hơn nữa, mở rộng đối tượng “được phép” để “đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” nhằm đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 57 đề ra.

Đề xuất 'cởi trói' hơn nữa, mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp- Ảnh 4.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình


Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, trong thực tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất cần thành lập doanh nghiệp vì nghiên cứu sáng tạo khoa học công nghệ không phân biệt đối tượng. 

Do đó, không chỉ quy định mỗi cơ sở giáo đại học được thực hiện mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phải được tham gia. 

“Trong bối cảnh cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tự chủ lại càng cần thiết thành lập các doanh nghiệp trong đơn vị để thương mại hóa kết quả nghiên cứu và là một nguồn thu thêm của cơ sở”, đại biểu khẳng định.

Do đó, đại biểu tỉnh Thái Bình đề nghị, dự thảo luật cần nghiên cứu tiếp thu và quy định điểm b, khoản 2, Điều 17 như sau: “Cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ công chức, viên chức trừ viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được tham gia quản lý điều hành do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra. 

Trường hợp viên chức là người lao động phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp”.

Đề xuất 'cởi trói' hơn nữa, mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp- Ảnh 5.

Các vị đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận Tổ 10

Bên cạnh đó, phát biểu thảo luận đại biểu Lê Đào An Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên đề nghị, đối với các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi” và “cá nhân có quyền chi phối doanh nghiệp” (điểm d khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung khoản 37 của Điều 4 Luật Doanh nghiệp hiện hành), cần lượng hóa rõ các tiêu chí, chẳng hạn như quyền quyết định về tài chính, nhân sự chủ chốt hoặc chiến lược hoạt động. 

Những quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường minh bạch sở hữu, phù hợp với yêu cầu phòng, chống rửa tiền và các thông lệ quốc tế.

Liên quan đến khái niệm “chấm dứt hoạt động” và “chấm dứt tồn tại”, đại biểu cho rằng, hiện vẫn còn sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng. Với một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, có thể ngừng hoạt động dự án đầu tư nhưng chưa mất tư cách pháp nhân. Vì vậy, để đảm bảo đồng bộ trong toàn bộ hệ thống pháp luật, đại biểu Lê Đào An Xuân kiến nghị sử dụng thống nhất khái niệm “chấm dứt tồn tại”.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN CẢNH LỄ DIỄU BINH, DIỄU HÀNH KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: HÀO HÙNG ĐI GIỮA LÒNG NHÂN DÂN

TOÀN CẢNH LỄ DIỄU BINH, DIỄU HÀNH KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: HÀO HÙNG ĐI GIỮA LÒNG NHÂN DÂN

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi