Chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

17/05/2025 10:35

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá một lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.


Chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp- Ảnh 1.

Giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Trong phiên thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã giải trình về quy định thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Cụ thể, liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, có ý kiến cho rằng quy định thanh tra, kiểm tra tối đa một lần trong năm có thể tạo ra lỗ hổng trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng giải thích dự thảo Nghị quyết quy định số lần thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá một lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Quy định này đã thể chế hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 68 để làm chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Quy định tại dự thảo Nghị quyết cũng hướng tới việc giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên dữ liệu điện tử và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra.

Theo Bộ trưởng, những quy định trên không làm giảm hiệu lực của công tác quản lý nhà nước, không cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị quyết cũng không hạn chế đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.

Chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp- Ảnh 4.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan

"Trói tay, trói chân" ngành thanh tra có ngăn chặn được hàng lậu, hàng giả...

Trước đó, phát biểu góp ý dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu, khi đọc dự thảo nghị quyết, cá nhân bà cho rằng, đây là nghị quyết không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, bà quan tâm tới vấn đề thanh, kiểm tra.

Theo quy định dự thảo, số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần trong năm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan băn khoăn, liệu quy định này có phù hợp với tình hình hiện nay.

Đại biểu dẫn chứng, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20 có nội dung tương tự khi quy định thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp không quá 1 lần/năm. Sau đó, chỉ thị trên đã được bãi bỏ năm 2024 bằng Quyết định 1182.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, quy định không thanh tra quá 1 lần/năm như dự thảo nêu, hiệu quả công tác thanh tra không cao.

"Nếu tôi là doanh nghiệp tư nhân, thậm chí là nhà nước, nếu tháng 1 đã thanh tra, thì trong 11 tháng còn lại, doanh nghiệp muốn làm gì thì làm? Trong đầu doanh nghiệp suy nghĩ, yên tâm, thanh tra không có quyền vô nữa. Đây là một điều dở. Tôi rất đồng ý quan điểm không thể chấp nhận thanh tra nhiều sẽ gây nhũng nhiễu, tiêu cực, nhưng việc nào ra việc đó. Không vì sợ nhũng nhiễu mà chúng ta loại bỏ hiệu quả của thanh tra", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói.

Cũng theo đại biểu, với quy định trên, ngành thanh tra sẽ bị "trói tay, trói chân", trong khi tình hình hàng nhập lậu, kém chất lượng, hàng giả ngày càng nhiều. đại biểu ví von: "Nếu thật là vàng thì sợ gì lửa".

Chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp- Ảnh 5.

Đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách, cần tháo gỡ ngay, tác động lớn đến niềm tin, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung, thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đồng thời, không thuộc phạm vi điều chỉnh của các Luật có trong Chương trình xây dựng pháp luật Kỳ này.

Theo đó, dự thảo thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; Hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực và Hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Dự thảo quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, tiếp cận nguồn lực, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Quy định về nguyên tắc xử lý các vi phạm, giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh, giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn.

Về nội dung hỗ trợ tiếp cận tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh gồm có quy định các chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, cụ thể là hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ; hỗ trợ thuê nhà, đất là tài sản công.

Đối với hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công, sẽ quy định hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho các dự án xanh, tuần hoàn…; mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ tài chính, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

Đối với nội dung, hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực, dự thảo Nghị quyết quy định hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo thông qua các chính sách ưu đãi thuế cho các hoạt động này; nhà nước hỗ trợ xây dựng, hoặc thuê, mua các nền tảng dùng chung; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 10.000 giám đốc điều hành đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất 2 chính sách hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong: Bao gồm đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiện dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, quan trọng quốc gia. Hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi