Tiến hành chất vấn kết quả thực hiện cam kết, lời hứa của UBND thành phố Hà Nội trước cử tri Thủ đô

07/12/2022 10:51

(Chinhphu.vn) - Tại kỳ họp thứ 10, HĐND thành phố Hà Nội sẽ tiến hành chất vấn, tái chất vấn kết quả thực hiện các kết luận chất vấn, những cam kết, lời hứa của UBND thành phố và các cơ quan tại kỳ họp thứ ba, kỳ họp thứ bảy của HĐND thành phố Hà Nội.

Tiến hành chất vấn kết quả thực hiện cam kết, lời hứa của UBND thành phố Hà Nội trước cử tri Thủ đô - Ảnh 1.

Khai mạc kỳ họp thứ 10, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng 7/12, kỳ họp thứ mười HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức khai mạc.

Dự kỳ họp, về phía Trung ương có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành trung ương.

Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Thường trực HĐND, UBND thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp theo hướng thực chất, hiệu quả

Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội nêu rõ: Kỳ họp thứ mười là kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 của HĐND thành phố để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách năm 2022; Kế hoạch năm 2023 và quyết định nhiều nội dung quan trọng khác.

Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng theo hướng thực chất, hiệu quả, giảm thời gian trình bày các báo cáo, tờ trình, dành thời gian cho hoạt động thảo luận tại Tổ và tại Hội trường; dành thời gian 1 ngày cho phiên chất vấn, trả lời chất vấn.

Đây là những hoạt động quan trọng của nghị trường nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và trí tuệ của đại biểu, đại diện cho cử tri, nhân dân Thủ đô để trao đổi, thảo luận các nội dung quan trọng của kỳ họp, gồm các nội dung:

Tiến hành chất vấn kết quả thực hiện cam kết, lời hứa của UBND thành phố Hà Nội trước cử tri Thủ đô - Ảnh 2.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp.

Thành phố Hà Nội dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu năm 2022

Một là, HĐND thành phố sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách năm 2022 và quyết nghị kế hoạch năm 2023 của thành phố.

Có thể nói, năm 2022, thành phố Hà Nội triển khai các nhiệm vụ trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Với sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, thành phố đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, tạo tiền đề quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Thành phố Hà Nội dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu năm 2022; tăng trưởng GRDP ước tăng 8,8%, thu ngân sách ước đạt khoảng 333 nghìn tỷ đồng, bằng 106,8% so với dự toán HĐND thành phố giao và tăng 2,7% so với cùng kỳ.

Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được phát triển. An sinh xã hội được quan tâm, chăm lo. Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, các sự kiện chính trị lớn trên địa bàn được tổ chức thành công và tuyệt đối an toàn.

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2022, thành phố còn triển khai nhiều nhiệm vụ rất quan trọng khác như:

Tổng kết và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Triển khai lập Quy hoạch thành phố, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề nghị xây dựng sửa đổi Luật; Trình phê duyệt chủ trương đầu tư và chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Triển khai Nghị quyết của Thành ủy và HĐND thành phố về 3 lĩnh vực - cải tạo, nâng cấp trường học, các cơ sở y tế và tu bổ các di tích lịch sử giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo; triển khai Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố...

HĐND thành phố Hà Nội xem xét, thảo luận, thông qua 20 báo cáo, 23 nghị quyết

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua giám sát của HĐND thành phố cho thấy vẫn còn một số khó khăn, thách thức và tồn tại, hạn chế, cần được tập trung khắc phục.

Vì vậy, kỳ họp này, HĐND thành phố Hà Nội dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, đánh giá về những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hiệu quả, sát với yêu cầu thực tiễn của thành phố.

Hai là, HĐND thành phố xem xét, thảo luận và thông qua 20 báo cáo, 9 nghị quyết thường kỳ và 14 nghị quyết chuyên đề, trong đó nhiều nội dung rất quan trọng cần tập trung nghiên cứu, trao đổi, thảo luận như: Kế hoạch tài chính, ngân sách; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và phân bổ ngân sách; Kế hoạch đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công; việc thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai…

Trong quá trình chuẩn bị, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ để thống nhất chuẩn bị nội dung, đảm bảo đúng thẩm quyền và các quy định.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tổ chức phản biện xã hội đối với các nội dung quan trọng, tác động sâu rộng đến đời sống xã hội, làm cơ sở để HĐND thành phố thảo luận và quyết định, đảm bảo nghị quyết đi vào cuộc sống.

Tái chất vấn kết quả UBND thành phố Hà Nội thực hiện lời hứa trước cử tri

Ba là, về hoạt động giám sát của HĐND thành phố Hà Nội, kỳ họp này, HĐND thành phố sẽ xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự thành phố theo quy định của Luật.

Thường trực HĐND thành phố báo cáo kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri năm 2022; trình HĐND thành phố quyết định tổ chức 2 Đoàn giám sát năm 2023 theo chương trình giám sát của HĐND thành phố.

HĐND thành phố Hà Nội thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND thành phố thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn dự kiến về 2 nhóm vấn đề:

Thứ nhất, chất vấn, tái chất vấn kết quả thực hiện các kết luận chất vấn, những cam kết, lời hứa của UBND thành phố và các cơ quan tại kỳ họp thứ ba, kỳ họp thứ bảy của HĐND thành phố Hà Nội.

Thứ hai, chất vấn về nhóm vấn đề: Công tác bảo vệ môi trường trong xử lý nước thải và thoát nước trên địa bàn thành phố.

Theo ông Tuấn, đây là những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô trước mắt và dài lâu; được phản ánh qua các ý kiến, kiến nghị của cử tri, qua giám sát và đề xuất của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố. (Đây cũng là vấn đề đang được Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy, đồng chí Bí thư Thành ủy rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo).

Dự kiến tại kỳ họp này, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là nội dung mới, quan trọng, thực hiện theo Nghị quyết số 594 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố.

Với phương châm lan tỏa không khí đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội đề nghị các vị đại biểu HĐND thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, các đại biểu HĐND theo quy định của Luật, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ để thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, sâu sắc, góp phần vào sự thành công của kỳ họp./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Những điểm mới của LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Những điểm mới của LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU, thời điểm NGHỈ HƯU theo năm sinh

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU, thời điểm NGHỈ HƯU theo năm sinh

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất chế độ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI của viên chức, người lao động tại cơ sở y tế công lập: Mức phụ cấp 30%-40%-50%-60%-70% đối với các trường hợp cụ thể.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi