Sửa Luật Thủ đô: Hà Nội đề xuất 9 chính sách mới, đặc thù, vượt trội

23/11/2022 10:35

(Chinhphu.vn) - Đây là những nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô trong giai đoạn mới.

Sửa Luật Thủ đô: Hà Nội đề xuất 9 chính sách mới, đặc thù, vượt trội

Bộ Tư pháp phối hợp với UBND TP. Hà Nội vừa chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Thủ đô. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô trong thời gian qua để xác định những tác động tích cực của cơ chế đặc thù về xây dựng, pháp triển và quản lý Thủ đô; nhận diện những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp với tình hình mới.

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô.

Ngày 05/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu "Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới".

Hội nghị đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thi hành Luật Thủ đô, báo cáo định hướng chính sách lớn xây dựng Luật Thủ đô - từ kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô tại Hà Nội.

Theo đó, Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đây là những nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô trong giai đoạn mới.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận trao đổi, thảo luận, đánh giá về kết quả thi hành Luật cũng như các định hướng, kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật Thủ đô trong thời gian tới.

Nghiên cứu đề xuất các chính sách cụ thể để xây dựng Luật Thủ đô phù hợp thực tế

Theo ông Vũ Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch-Kiến trúc (Bộ Xây dựng), sau gần 10 năm triển khai thi hành Luật Thủ đô cho thấy, các cấp, các ngành, nhất là TP. Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các chủ thể trong tổ chức thi hành để sớm đưa Luật vào cuộc sống; tạo lập đồng bộ các công cụ pháp lý trong xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.

Luật Thủ đô đã giúp cho Hà Nội có công cụ pháp luật riêng để tăng cường quản lý phát triển đô thị; tạo cơ chế để các ngành cùng tham gia với Hà Nội. Việc thực hiện các chính sách đặc thù theo quy định của Luật bước đầu đã giúp cho Thành phố chủ động trong quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý phát triển Thủ đô;…

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như việc triển khai lập Chương trình phát triển đô thị còn chậm; còn thiếu giải pháp huy động nguồn lực trong cải tạo, chỉnh trang tại các khu vực đô thị cũ (về hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc, nhà ở…); việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại tại Thủ đô còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, không đạt mục tiêu đề ra; công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời của một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện đầy đủ, hoàn thành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

"Để nâng cao hiệu quả thi hành Luật, các bộ ngành, địa phương có liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thi hành Luật Thủ đô. Nghiên cứu đề xuất các chính sách cụ thể để xây dựng Luật Thủ đô phù hợp thực tế…", ông Vũ Anh Tú nhấn mạnh.

Phối hợp chặt chẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, TP. Hà Nội và các tỉnh trong Vùng Thủ đô, việc quán triệt, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật được tổ chức thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của hàng nghìn lượt người.

Đặc biệt, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan, nhất là TP. Hà Nội đã tích cực, chủ động, chỉ đạo quyết liệt việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật để trình các cấp có thẩm quyền ban hành.

Các văn bản đã được ban hành có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình soạn thảo, bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Đến nay, đã có 34 văn bản được các cơ quan ban hành để quy định chi tiết 21/21 nội dung Luật giao.

"Sau 9 năm thi hành, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò của Thủ đô, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô.

Việc thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù quy định trong Luật đã góp phần giúp Thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...", Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định.

Đồng tình với 9 định hướng chính sách lớn mà TP. Hà Nội đề xuất, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị tiếp tục tổ chức thi hành nghiêm túc, hiệu quả Luật Thủ đô.

UBND TP. Hà Nội, các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới theo mục tiêu mà Nghị quyết 15-NQ/TW đã đề ra.

Thay mặt lãnh đạo TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cảm ơn sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn Bộ Tư pháp, đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật Thủ đô; đồng thời khẳng định Hà Nội sẽ tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), trong quá trình xây dựng Luật, Hà Nội mong các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để Hà Nội phát triển, trở thành đầu tàu của Vùng Thủ đô, của Vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.

Hà Nội đề xuất 9 chính sách mới trong xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chính sách 1: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chính sách 2: Thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô.

Chính sách 3: Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô.

Chính sách 4: Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô.

Chính sách 5: Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Chính sách 6: Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô.

Chính sách 7: Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Chính sách 8: Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững.

Chính sách 9: Liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi