Y tế là ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt, đãi ngộ đặc biệt

27/10/2022 16:20

(Chinhphu.vn) – Đại biểu Quốc hội cho rằng y tế là một ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt và sử dụng đãi ngộ đặc biệt. Thật khó để nhân viên y tế "gồng gánh" nuôi dưỡng đam mê khi áp lực công việc rất cao nhưng thu nhập không đủ để trang trải những chi phí tối cần thiết của cuộc sống.

Nhân viên y tế thôi việc: Thật khó gồng gánh, nuôi dưỡng đam mê khi áp lực công việc cao, tiền lương không đủ sống - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy: Y tế là một ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt và sử dụng đãi ngộ đặc biệt.

Hầu hết các bệnh viện công đều quá tải;  thu nhập của nhân viên y tế không đủ sống

Tham luận về tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề nhân viên y tế nghỉ việc, chuyển việc là do thu nhập thấp.

Bày tỏ tán thành với các ý kiến này và cho rằng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng nghỉ việc trong thời gian vừa qua, đại biểu nêu rõ, bên cạnh nguyên nhân do tình trạng thu nhập thấp còn có những nhóm nguyên nhân rất quan trọng nữa liên quan đến áp lực công việc và môi trường công tác.

Cụ thể, theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, hiện nay hầu hết các bệnh viện công đều ở trong tình trạng quá tải.

Bà ví dụ như tại Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày có khoảng 9.000 người bệnh đến khám và có khoảng 4.000 bệnh nhân đang điều trị nội trú. Tại nhiều bệnh viện thì y bác sĩ phải có mặt từ 6 giờ sáng để bắt đầu thăm khám cho bệnh nhân. Mỗi ngày, mỗi bác sĩ có thể khám hàng chục, thậm chí là cả trăm bệnh nhân cho nên rất áp lực.

Đại biểu chia sẻ: "Nhiều bác sĩ cho biết, do thường xuyên phải làm việc quá tải cho nên mới chỉ đủ sức để quan tâm đến căn bệnh chứ chưa phải là người bệnh. Trong khi đáng lẽ các bác sĩ cần phải có thời gian để lắng nghe và tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng của từng bệnh nhân".

Bên cạnh đó, khi dịch bệnh ập đến thì vất vả nhất là các trạm y tế xã, phường. Các đơn vị này vốn đã ít người lại vừa phải đảm trách nhiệm vụ của 19 chương trình mục tiêu, vừa phải tỏa đi khắp nơi để lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ, quản lý F0 và tiêm chủng vaccine,… nhưng trong khi đó lương tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân do tình trạng thiếu thuốc men, trang thiết bị y tế, thiếu thốn những điều kiện cần thiết để bảo đảm cho công tác khám, chữa bệnh. Mặt khác, môi trường làm việc chưa thực sự tạo cơ hội để cho nhân viên y tế cống hiến hết mình, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư của y, bác sĩ.

Y tế là ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt, đãi ngộ đặc biệt - Ảnh 2.

Thật khó để nhân viên y tế "gồng gánh" nuôi dưỡng đam mê khi áp lực công việc rất cao nhưng thu nhập lại không đủ sống tối thiểu

Nhấn mạnh việc dịch chuyển nhân lực là điều bình thường đối với bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên theo đại biểu, việc dịch chuyển nhân lực với số lượng lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại trong ngành y tế như thời gian vừa qua rất cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, đủ nguyên nhân và có những giải pháp căn cơ chiến lược.

Đại biểu nêu rõ, ngành y là một ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt và sử dụng đãi ngộ đặc biệt, thật khó để "gồng gánh" nuôi dưỡng đam mê khi áp lực công việc rất cao nhưng thu nhập không đủ để trang trải những chi phí tối cần thiết của cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế còn phải đối diện với rất nhiều những áp lực khác trong môi trường công tác.

Vì vậy, tán thành với kiến nghị của các đại biểu phát biểu trước về cải thiện chế độ, chính sách đối với nhân viên ngành y phù hợp với đặc thù công việc, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề xuất thêm 2 nội dung:

Một là, Chính phủ có những giải pháp để cải thiện môi trường làm việc của ngành y.

Hai là,  Chính phủ có những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh nền công nghiệp dược và sản xuất vaccine, chủ động nguồn lực ngay từ trong nước mà không phải lệ thuộc vào nhập khẩu như hiện nay.

Đại biểu nhấn mạnh: Đây là giải pháp căn cơ chiến lược. Bởi nếu chậm trễ, khi sự cố dịch bệnh xảy ra thì trước hết là sẽ tổn thất về người, sau đó là sẽ tốn kém tiền của cho nhập khẩu và cuối cùng là có thể sẽ lại xuất hiện thêm một vụ Việt Á mới.

Y tế là ngành đặc biệt, cần được đào tạo đặc biệt, đãi ngộ đặc biệt - Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan: Tâm tư, mơ ước mơ bình thường mọi cán bộ y tế là được tập trung vào chuyên môn, để khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách tốt nhất chứ không phải là hằng ngày đối phó với các quy trình mua sắm, thanh toán và nguy cơ bị xử lý cả hành chính lẫn hình sự.

Tâm tư, mơ ước bình thường của tất cả cán bộ y tế là được tập trung chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bổ sung về đánh giá an sinh xã hội và công tác y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho biết đến nay cả 3 chân kiềng của ngành y tế từ y tế cơ sở, y tế điều trị đều đối mặt với nhiều vấn đề, thiếu từ nhân lực, thuốc và trang thiết bị hiện đại. Các bệnh viện rất khó trong quá trình thực hiện tự chủ.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ, đại biểu Quốc hội luôn nhận được những lời phàn nàn của cử tri về chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là chất lượng khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế.

Nhưng ở các bệnh viện, anh em nhân viên y tế từ lãnh đạo cho tới nhân viên đều lực bất tòng tâm, thiếu tất cả, thiếu từ nhân lực, thiếu đến thuốc có chất lượng và thiếu cả trang thiết bị hiện đại.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan hiện nay chính sách về xã hội hóa, về tự chủ bệnh viện đang đi lệch hướng. Thay vì định hướng đầu tư cho y tế càng ngày phải càng tăng, mở rộng cơ hội và những nguồn đầu tư khác để tăng được chất lượng khám chữa bệnh thì lại thiên về tập trung vào những nguồn thu khác.

Hơn nữa trong tự chủ thì các bệnh viện không tự chủ được cả về nhân lực và tài chính. Hay bị ép giảm chi từ giá dịch vụ y tế cho đến giá thuốc đến vật tư y tế không đúng theo giá trị thực mà ép càng rẻ càng tốt… Cùng với đó là những khó khăn trong thanh toán bảo hiểm y tế.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ tâm tư, mơ ước mơ bình thường của bất kỳ cán bộ y tế nào không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới là để cho cán bộ y tế chỉ phải tập trung vào chuyên môn, để khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách tốt nhất chứ không phải là hằng ngày đối phó với các quy trình mua sắm, thanh toán và nguy cơ bị xử lý cả hành chính lẫn hình sự.

Do đó, đại biểu đề nghị giải pháp tình thế cấp bách thì cần phải giảm các thủ tục. Về giải pháp lâu dài cần hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Dược; Luật Bảo hiểm y tế và cần có Luật trang thiết bị.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi