Cán bộ sợ sai, không dám làm: Trước tiên lãnh đạo phải dám nghĩ, dám làm

17/04/2023 06:52

(Chinhphu.vn) - TPHCM nói riêng, cả nước nói chung đang đứng trước thử thách vừa phải thích ứng linh hoạt, vừa phải kiến tạo với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Trước hết, lãnh đạo cấp cao phải dám nghĩ, dám làm trước. TPHCM cũng đang nỗ lực triển khai Kết luận 14 nhưng chỉ dừng lại ở mức khuyến khích động viên, về cơ chế bảo vệ phải chờ Chính phủ và Quốc hội.

Cần cơ chế bảo vệ cán bộ, nhưng trước tiên lãnh đạo cấp cao phải dám nghĩ, dám làm - Ảnh 1.

Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

Ngày 16/4, Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc.

Cùng chủ trì có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

3 khâu đột phá... thành 3 điểm nghẽn lớn

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên điểm lại những dấu mốc tăng trưởng của TPHCM từ năm 2021 đến hết quý 1/2023 để từ đó thấy rõ có sự bất ổn; đồng thời phân tích khá kỹ nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, ngay từ đầu TPHCM đã không đổ lỗi cho khách quan mà nhìn thấy, nhận rõ tình hình khách quan đang vượt qua khả năng chống chịu, khả năng kiểm soát rủi ro của thành phố để có đánh giá sát tình hình. Điều này đặt ra yêu cầu TPHCM phải tiếp tục nghiên cứu tìm ra giải pháp phù hợp để thực hiện trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên cũng nhắc lại, tổng kết Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị đã nhận định đà tăng trưởng của TPHCM chậm dần và nhiều chuyên gia nhận xét đầu tàu kinh tế TPHCM bị mất đà tăng trưởng.

Một nỗi lo khác đó là TPHCM xác định 3 chương trình đột phá thì nay lại chính là 3 điểm nghẽn: hạ tầng kỹ thuật; cơ chế chính sách; nguồn nhân lực và văn hóa. TPHCM đang khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn này trong khả năng.

Cần cơ chế bảo vệ cán bộ, nhưng trước tiên lãnh đạo cấp cao phải dám nghĩ, dám làm - Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Thời gian tới, cán bộ nào chậm trễ, tránh né, trì trệ, thiếu trách nhiệm, sợ sai phạm không dám làm, cầu an thận trọng quá mức... TPHCM sẽ có biện pháp xử lý hết. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cán bộ sợ sai không dám làm, thận trọng quá mức cũng sẽ bị xử lý trách nhiệm

Trong số những điểm nghẽn, Bí thư Thành ủy TPHCM chỉ ra, hiện nay chúng ta có hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện nhưng chưa đồng bộ, thậm chí có lúc còn bất cập. Nguồn nhân lực của hệ thống chính trị TPHCM đang quá tải, thậm chí một số nơi không đáp ứng được yêu cầu công việc...

TPHCM thấy được điều này và thời gian qua đã quyết liệt có nhiều giải pháp. Cụ thể, một bộ phận cán bộ yếu kém, tư tưởng chưa ổn, e dè thiếu sức chiến đấu, thiếu trách nhiệm, cầu an... đã bị kiểm tra, giám sát và xử lý.

“TPHCM xử lý rất nhiều trường hợp như thế này. Trong đó, yếu kém không phù hợp thì điều chuyển, yếu nữa cho nghỉ, thậm chí bị kỷ luật”, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh và cho biết, TPHCM làm rất nghiêm việc này nhưng không ồn ào.

Cần cơ chế bảo vệ cán bộ, nhưng trước tiên lãnh đạo cấp cao phải dám nghĩ, dám làm - Ảnh 3.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên: “TPHCM sẽ thay đổi cầu thủ, thậm chí thay đổi huấn luyện viên yếu kém luôn”. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bí thư Thành ủy TPHCM nhắc lại, thời gian tới, cán bộ nào chậm trễ, tránh né, trì trệ, thiếu trách nhiệm, sợ sai phạm không dám làm, cầu an thận trọng quá mức... TPHCM sẽ có biện pháp xử lý hết.

“TPHCM sẽ thay đổi cầu thủ, thậm chí thay đổi huấn luyện viên yếu kém luôn”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nói.

Thời gian qua, các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát, uốn nắn và hỗ trợ các cơ quan đơn vị, địa phương, trên tinh thần nếu nơi nào yếu kém, thiếu trách nhiệm, để xảy ra tiêu cực thì xử lý nghiêm.

Đồng chí cũng nhấn mạnh lại, TPHCM sẽ tập trung các giải pháp để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng nội địa…  Đồng thời tập trung tháo gỡ vướng mắc của người dân và doanh nghiệp, giải quyết những vấn đề tồn đọng về lâu dài thì bằng những giải pháp lớn.

Cần cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm trước

Trong bối cảnh có nhiều nhu cầu bức thiết của xã hội, những việc pháp luật không còn phù hợp và những vấn đề mới mà pháp luật chưa có quy định thì Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14, cho phép tìm cách giải quyết để đưa đất nước phát triển. Chính phủ cũng đưa ra hàng loạt kết luận, quyết định và nghị quyết trên nhiều lĩnh vực thể hiện hành động dám nghĩ, dám làm.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận, TPHCM nói riêng, cả nước nói chung đang đứng trước thử thách vừa phải thích ứng linh hoạt, vừa phải kiến tạo với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Trước hết, lãnh đạo cấp cao phải dám nghĩ, dám làm trước. TPHCM cũng đang nỗ lực triển khai Kết luận 14 nhưng chỉ dừng lại ở mức khuyến khích động viên, về cơ chế bảo vệ phải chờ Chính phủ và Quốc hội.

Vì vậy, Bí thư Thành ủy TPHCM đề nghị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để sớm hoàn chỉnh Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

“Làm sao cán bộ nhìn vào đấy yên tâm hành động quyết liệt vì lợi ích chung và nếu có rủi ro thì được bảo vệ. Còn cán bộ vụ lợi vì động cơ cá nhân thì ai làm người đó chịu, phải bị xử lý”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Một kiến nghị nữa mà Bí thư Thành ủy TPHCM đặc biệt lưu ý đó là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với các bộ ban ngành Trung ương với tinh thần, trách nhiệm vì lợi ích chung. 

Đồng thời, Bí thư Thành ủy TPHCM mong muốn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục xem TPHCM là địa bàn để tiếp tục thực hiện thí điểm những thông điệp chỉ đạo mới hiện nay để cùng giải quyết vấn đề khó khăn mà không chỉ riêng thành phố, mà của cả nước./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi