Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm về quản lý biên chế

24/04/2024 13:00

(Chinhphu.vn) - Ngày 24/4, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đã chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo (Phiên họp thứ 3).

Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm về quản lý biên chế- Ảnh 1.

Xác định cụ thể lộ trình, mục tiêu thực hiện tinh giản biên chế đến hết năm 2026

Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo kết quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị từ tháng 1/2022 đến nay; tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý biên chế đến năm 2026.

Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tổng kết việc quản lý biên chế giai đoạn 2016 - 2021, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành các văn bản về quản lý biên chế và các quyết định về biên chế giai đoạn 2022 - 2026 trong hệ thống chính trị.

Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt các kết luận, quyết định của Bộ Chính trị đến các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương.

Các cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế đã tập trung chỉ đạo cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các văn bản của Bộ Chính trị về quản lý biên chế; thực hiện việc giao biên chế giai đoạn 2022 - 2026 cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương theo thẩm quyền, bảo đảm yêu cầu. 

Cùng với việc giao biên chế giai đoạn 2022 - 2026, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, các bộ, ngành tiến hành giao biên chế hàng năm cho từng cơ quan, tổ chức, địa phương thuộc phạm vi quản lý.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chỉ đạo tổ chức quán triệt các văn bản của Bộ Chính trị về quản lý biên chế đến cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng biên chế hàng năm và giai đoạn 2022 - 2026; xác định cụ thể lộ trình, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tinh giản biên chế đến hết năm 2026; rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và danh mục vị trí việc làm.

Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm về quản lý biên chế- Ảnh 2.

Chủ động thực hiện tinh giản biên chế; sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ nhân sự

Công tác kiểm tra, giám sát về quản lý biên chế bước đầu được thực hiện, tập trung vào thẩm định trước khi giao biên chế bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc.

Công tác quản lý biên chế đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý biên chế; tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản; tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Công tác quản lý biên chế tiếp tục đổi mới, đạt kết quả tích cực, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được giao thẩm quyền quản lý biên chế, tăng cường phân cấp, tạo sự chủ động cho các địa phương, cơ quan, đơn vị; chấm dứt việc giao biên chế vượt số lượng, không đúng thẩm quyền.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị và các tổ chức trực tiếp sử dụng biên chế đã nghiêm túc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước; chủ động trong thực hiện tinh giản biên chế gắn với rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm; sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sử dụng hiệu quả biên chế được giao. 

Đến ngày 31/12/2023, toàn hệ thống chính trị đã ban hành 2.526 danh mục vị trí việc làm.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao

Để tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế đến năm 2026, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao, chủ động phương án, lộ trình tinh giản biên chế, bảo đảm đến hết năm 2026 số biên chế của hệ thống chính trị tối đa bằng số biên chế đã được Bộ Chính trị giao.

Hai là, hoàn thành xây dựng vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, làm cơ sở để giao biên chế trong giai đoạn tiếp theo.

Ba là, tham mưu Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong quy định, quyết định về giao, quản lý biên chế để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu rà soát, cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong các văn bản pháp luật đồng bộ với chủ trương của Đảng.

Năm là, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý biên chế./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi