Cải cách tiền lương phải gắn với tinh giản biên chế, không cào bằng

04/11/2023 16:06

(Chinhphu.vn) - Để thực hiện việc cải cách tiền lương được hiệu quả, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ và các địa phương cần đảm bảo nguồn kinh phí cho việc tăng lương. Cải cách tiền lương phải gắn với đảm bảo kiềm chế lạm phát, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Cải cách tiền lương phải gắn với tinh giản biên chế, không cào bằng- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng

Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng khóa XIII vừa ban hành nghị quyết và giao Chính phủ trình Quốc hội tiến độ cải cách tiền lương. Theo kết luận của Hội nghị Trung ương 8, lộ trình thực hiện từ 01/7/2024 với tinh thần, quan điểm thực hiện 6 nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về cải cách tiền lương.

Cụ thể sẽ xây dựng bảng lương mới thay cho bảng lương hiện nay, gồm bảng lương về chức danh lãnh đạo từ Trung ương cho đến cơ sở, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 3 bảng lương cho lực lượng vũ trang.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đề cập về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: Những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương từ ngày 01/7/2024. Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.

Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời, nâng cao hiệu quả các chính sách người có công, trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Cải cách tiền lương phải gắn với tinh giản biên chế, không cào bằng- Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.

Địa phương chưa cân đối được ngân sách có thể chưa đảm bảo được việc tăng lương

Để thực hiện cải cách tiền lương hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng là nguồn kinh phí để đảm bảo tính khả thi theo đúng tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW. Đây là nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều Đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang nêu quan điểm: Từ 01/7/2024 sẽ sử dụng hơn 132.000 tỷ đồng để dành cho việc cải cách tiền lương. 

Tuy nhiên, ở các địa phương, việc tích lũy ngân sách để dành cho cho cải cách tiền lương là khác nhau. Một số địa phương có tích lũy nguồn kinh phí cao từ nguồn tăng thu nhưng có địa phương không tự cân đối được ngân sách thì có thể chưa đảm bảo được việc tăng lương. 

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ và các địa phương cần quan tâm hơn đến yếu tố này.

Cải cách tiền lương phải gắn với tinh giản biên chế, không cào bằng- Ảnh 3.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Cải cách tiền lương phải gắn với kiềm chế lạm phát, không cào bằng

Việc cải cách tiền lương phải gắn với đảm bảo kiềm chế lạm phát, giá cả hàng hóa trên thị trường gia tăng. Đưa ra quan điểm về nội dung này, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, việc tăng lương cũng cần phải song hành với kiềm chế lạm phát. 

Ngoài ra, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng cho rằng, việc tăng lương phải thực chất và không cào bằng. Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, khi tăng lương thì không còn phụ cấp khác. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng người được hưởng phụ cấp ngoài lương còn rất nhiều. 

Do vậy, khi điều chỉnh chính sách tiền lương thì cũng phải tính đến việc đảm bảo quyền lợi cho những người dân đang có phụ cấp thì không bị ảnh hưởng. Mặt khác, việc tăng lương phải gắn với tinh giản biên chế, đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cải cách tiền lương phải gắn với tinh giản biên chế, không cào bằng- Ảnh 4.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.

Để bảo đảm kinh phí cho cải cách tiền lương phải điều hành ngân sách linh hoạt

Đồng thuận với quan điểm trên, đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, nguồn kinh phí dành cho cải cách tiền lương đòi hỏi việc điều hành ngân sách cũng cần khoa học, linh hoạt, có kế hoạch cụ thể. Điều này nhằm đảm bảo việc cải cách tiền lương phải đạt được mục tiêu đề ra; đồng thời phải đảm bảo kiềm chế được lạm phát.

Theo dự kiến, việc cải cách chính sách tiền lương sẽ xây dựng bảng lương mới thay cho bảng lương hiện nay, gồm bảng lương về chức danh lãnh đạo từ Trung ương cho đến cơ sở, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 3 bảng lương cho lực lượng vũ trang.

Thứ hai là sắp xếp, thu gọn chế độ phụ cấp so với hiện nay. Thứ ba là chế độ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương cơ bản không bao gồm phụ cấp. Thứ 4 là chế độ nâng bậc lương. Thứ 5 là nguồn kinh phí để thực hiện chế độ cải cách tiền lương. Thứ 6 là quản lý tiền lương và thu nhập.

Vấn đề quan trọng nhất trong 6 nội dung này là nguồn kinh phí để cải cách tiền lương. Về việc này, Chính phủ đã báo cáo tại hội nghị Trung ương, nguồn cải cách tiền lương đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn 2024 - 2026. Theo đó, sau năm 2024, sẽ thực hiện tăng có lộ trình 5-7% lộ trình tăng lương đảm bảo mức lương phù hợp tiệm cận khu vực 1 của tư nhân./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi