CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

Diễn đàn của nhân dân, doanh nghiệp về xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật

Chùm ảnh: Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam

13:50 - 19/03/2023

(Chinhphu.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày truyền thống Binh chủng Đặc công (19/3/1967 - 19/3/2023), xin được giới thiệu một số hình ảnh về các nữ chiến đấu viên đặc công - những “Bông hồng thép” trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Những "Bông hồng thép" là cách gọi vui, nhưng thể hiện sự tôn trọng, mến phục mà các nam quân nhân dành cho đồng đội nữ của mình, đặc biệt là đối với những nữ chiến đấu viên của các đơn vị đặc công. Vượt qua đặc tính nữ giới "chân yếu tay mềm", các nữ chiến đấu viên kiên trì, nỗ lực rèn luyện, cùng thi đua với các đồng đội nam hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày truyền thống Binh chủng Đặc công (19/3/1967 - 19/3/2023), xin được giới thiệu một số hình ảnh về các nữ chiến đấu viên đặc công - những "Bông hồng thép" trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 1.

Cơ động tiếp cận mục tiêu.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 2.

Những thao tác thuần thục, kỹ thuật bắn súng điêu luyện là yêu cầu đòi hỏi bắt buộc với các chiến đấu viên đặc công, đối với nữ giới cũng không phải ngoại lệ.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 3.

Điểm xạ chính xác.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 4.

Bên cạnh bắn súng, các nữ chiến đấu viên đều có võ thuật giỏi, cùng với nền tảng thể lực tốt, thường xuyên thực hiện các bài đối kháng với các đồng đội nam.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 5.

Từ các thế võ tay không, cận chiến với vũ khí lạnh, vũ khí nóng tới các bài 1 đánh 2 đánh 3 đều không làm khó được những bóng hồng.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 6.

Đối với võ đặc công, một trong những bộ môn khó nhất đó là khí công.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 7.

Luyện tập các môn khí công không chỉ có độ khó cao, bên cạnh đó là nguy cơ mất an toàn và những chấn thương trong quá trình luyện tập, đòi hỏi người thực hiện có nền tảng thể lực tốt, sự khổ luyện và ý chí kiên định.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 8.

Nằm trên bàn đinh, chịu sức nặng của 2 người, cùng sức công phá của búa tạ nhưng trải qua rèn luyện các nữ chiến đấu viên không hề thua kém các đồng đội nam.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 9.

Các trang bị bảo hộ, bảo hiểm luôn được kiểm tra kỹ trước mỗi bài tập, bảo đảm an toàn trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 10.

Kiểm tra nút thắt, dây bảo hiểm trước khi bước vào luyện tập leo tường.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 11.

Thiếu úy QNCN Nguyễn Thị Hải Linh thực hành đu dây từ nhà cao tầng tiếp đất và phát triển chiến đấu.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 12.

Vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu về độ cao, cùng với ý chí quyết tâm rèn luyện, Hải Linh đã có thể thực hiện những nội dung khó như thả dây treo ngược từ nóc nhà cao tầng xuống tiếp cận mục tiêu.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 13.

Ngụy trang là yếu tố tạo nên sự bất ngờ của cách đánh đặc công làm nên thương hiệu của Đặc công Việt Nam.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 14.

Những nét vẽ đơn giản như vết chân chó, gà, mèo nhưng góp phần quan trọng vào ngụy trang cho chiến đấu viên trong điều kiện chiến đấu thực tế ngoài chiến trường.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 15.

Từng bước chân uyển chuyển, chậm nhẹ tiếp cận vật cản.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 16.

Vượt nắng, thắng mưa những "bóng hồng thép" miệt mài luyện tập trên thao trường.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 17.

Thiếu úy Quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Thùy Dung, Chiến đấu viên Đội 11, Liên đội 9, Lữ đoàn Đặc công bộ 113 (Binh chủng Đặc công) tâm sự: "Gia đình có bố và anh trai đều trong quân ngũ, bản thân em học võ từ lớp 4, trong môi trường quân ngũ rất ít phụ nữ, khó khăn vất vả, nắng gió với yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi cao về thể lực, bản thân em luôn nỗ lực hết mình, được trên tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia Hội thao Quân sự Quốc tế (Army Games) 2021 tại Uzbekistan trong đội hình đội tuyển Quân y Việt Nam".

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 18.

Sau khi kiểm tra, xử lý mìn vướng nổ, đè nổ và các loại vật cản khác Thùy Dung cẩn thận móc cố định hàng rào tạo đường tiến.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 19.

Mắt hướng địch, chân nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 20.

Nét đẹp của nữ chiến đấu viên Đặc công.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 21.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 22.

Những “bông hồng thép” trong giờ giải lao trên thao trường. Ảnh QĐND

Binh chủng Đặc công – Binh chủng Đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam

In đậm dấu ấn, bản sắc của cả dân tộc, được kết tinh bởi trí tuệ, bản lĩnh, tâm hồn và nhân cách Việt Nam, nghệ thuật tác chiến đặc công được nghiên cứu, đúc kết từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Nghệ thuật tác chiến đặc công, là sự kế thừa phát triển những tinh hoa của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam: "Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn"; "Luồn sâu đánh hiểm"....

Chính nét đánh giặc độc đáo đó là nền tảng vững chắc cho sự ra đời và phát triển không ngừng của Binh chủng Đặc công - Binh chủng Đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 23.

Ngày 15/3/2023, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày truyền thống (19/3/1967-19/3/2023), Binh chủng Đặc công tổ chức giao lưu võ thuật giữa các câu lạc bộ của Binh chủng đặc công với các câu lạc bộ trong và ngoài quân đội; trình diễn kỹ, chiến thuật Đặc công. Tại buổi giao lưu, Chiến đấu viên Đặc công sử dụng súng tiểu liên AK bắn mục tiêu cố định hiện chữ chào mừng. Ảnh Báo QĐND

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Binh chủng Đặc công được thành lập ngày 19/3/1967 tại Trường Bổ túc cán bộ dân tộc Trung ương, xã Phùng Khoang, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nay là Học viện Chính trị khu vực 1, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Đặc công. Người chỉ rõ: "Đặc công là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ Đặc công được tin tưởng đặc biệt".

Thực hiện lời Huấn thị của Người, trải qua 56 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, bộ đội đặc công luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó; khẳng định vị trí, vai trò là lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ, là binh chủng đầu ngành chống khủng bố của Quân đội nhân dân Việt Nam; góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những 'bông hồng thép' trong lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh 24.

Bài bắn ứng dụng súng Micro Uzi của bộ đội đặc công biệt động, vừa cơ động trên xe vừa bắn. Ảnh Báo QĐND

Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; từng bước hình thành Quân chủng Lục quân; đáp ứng nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, đối phó với chiến tranh công nghệ cao. 

Trên cơ sở tiềm lực, điều kiện của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại cả về tổ chức, biên chế; không ngừng nâng cao trình độ quân sự, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; nghệ thuật quân sự, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị kỹ thuật và công tác bảo đảm. 

Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu; hoàn thiện phương thức, cơ chế, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội.

Điều chỉnh tổ chức biên chế Quân đội phù hợp với nghệ thuật quân sự và vũ khí, trang bị, đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong mọi tình huống; ưu tiên bảo đảm đủ quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở địa bàn trọng điểm, tuyến biên giới, biển, đảo. 

Tổ chức quy hoạch, sắp xếp hệ thống các học viện, nhà trường theo hướng rút gọn đầu mối; đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, kết hợp chặt chẽ với hoạt động thực tiễn, sẵn sàng chiến đấu.

Xây dựng về chính trị - tinh thần

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - tinh thần là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Quân đội; thể hiện quan điểm coi con người là yếu tố quyết định thắng, bại trên chiến trường; nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của quân đội.

Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; vững tin vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; nâng cao cảnh giác, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội; gắn bó mật thiết với nhân dân; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Xây dựng, phát huy vai trò hệ thống cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược, chiến dịch; thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát, không để thế lực thù địch xâm nhập, cài cắm, móc nối, phá hoại, làm lộ bí mật quân sự.

Tổ chức, biên chế và xây dựng nguồn nhân lực

Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức và xây dựng phù hợp với quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng; đồng bộ, cân đối giữa Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên; lực lượng chiến đấu với bảo đảm chiến đấu; lục quân với các quân chủng, binh chủng; tổng quân số với khả năng bảo đảm vũ khí, trang bị.

Đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội, các chương trình, dự án trọng điểm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; làm chủ công nghệ chế tạo một số loại vũ khí, trang bị hiện đại cho Lục quân, các quân, binh chủng; tiến tới thiết kế, sản xuất một số vũ khí, trang bị quốc phòng có ý nghĩa chiến lược.

Đào tạo, huấn luyện, diễn tập

Đi đôi với xây dựng về chính trị - tinh thần, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập; thường xuyên đổi mới toàn diện công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Tập trung đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; nắm chắc nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tác chiến quân, binh chủng, ngành, tác chiến của các binh đoàn chủ lực và của chiến tranh nhân dân địa phương (tác chiến của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố), trong các loại hình tác chiến của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; có năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện, tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị; hiểu biết cơ bản về khoa học - công nghệ quân sự; có trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ và kiến thức về pháp luật, xã hội đáp ứng yêu cầu của từng cấp.

Chú trọng huấn luyện kỹ năng chiến đấu cá nhân, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, ngành; khai thác, làm chủ, phát huy tính năng, hiệu quả của các loại vũ khí, trang bị hiện có bằng nghệ thuật quân sự Việt Nam theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”. 

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp huấn luyện phù hợp với tổ chức, trang bị và điều kiện thực tế của từng đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thường xuyên tổ chức diễn tập nhằm rèn luyện năng lực toàn diện về lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của người chỉ huy cơ quan đối với các lực lượng; nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng bảo đảm tác chiến, xử trí tình huống chiến lược; bổ sung hoàn thiện phương án tác chiến đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Việt Nam chủ trương tham gia huấn luyện, diễn tập đối phó các tình huống an ninh phi truyền thống, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỗ trợ nhân đạo,... với một số nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của các nước, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc; phù hợp luật pháp quốc tế, pháp luật và điều kiện, khả năng của Việt Nam; tăng cường hợp tác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.

Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học bao gồm khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự, khoa học hậu cần, kỹ thuật quân sự,... Cụ thể là:

Củng cố nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; giáo dục, bồi dưỡng lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, lý luận chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới, sẵn sàng đánh thắng các hình thái chiến tranh mới. 

Coi trọng nghiên cứu việc tổ chức chuẩn bị, tiến hành chiến tranh; tư tưởng chỉ đạo, phương châm, phương thức, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và tác chiến chiến lược, xây dựng lực lượng vũ trang; huy động, khai thác các tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh...; lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành các chiến dịch (trận đánh) trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyên ngành, huy động tiềm lực, nâng cao khả năng cơ động, vận tải, bảo đảm đời sống, quân y, xăng dầu,... Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ công nghệ cao, vũ khí, trang bị hiện đại; cải tiến, nâng cấp, chế tạo các loại vũ khí, phương tiện, trang thiết bị quân sự đáp ứng chiến tranh công nghệ cao; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo đảm giành thắng lợi trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần

Vũ khí, trang bị kỹ thuật, hậu cần có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Là quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học - công nghệ còn có mặt hạn chế, song Nhà nước Việt Nam rất chú trọng bảo đảm cho Quân đội những loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.

Coi trọng giữ gìn, bảo quản tốt, cải tiến có chọn lọc những vũ khí, trang bị hiện có; đầu tư thích đáng để tự sản xuất một số phương tiện, vũ khí phù hợp với khả năng công nghệ; đồng thời mua sắm một số vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh chiến đấu cho quân đội. 

Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; hình thành các cơ sở bảo đảm nòng cốt theo vùng, miền; kết hợp với xã hội hóa; sử dụng có hiệu quả, tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển tiềm lực quốc phòng; tích cực tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp quốc phòng là bộ phận cấu thành của nền công nghiệp quốc gia, được xây dựng, phát triển theo hướng từng bước hòa nhập với công nghiệp quốc gia, thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển. 

Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần từng bước hiện đại hóa, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia. 

Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ thuật, chiến thuật cao.

Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng có quy mô, tổ chức, cơ cấu quản lý phù hợp, bảo đảm tập trung, thống nhất về quản lý nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm tự chủ của các cơ sở công nghiệp quốc phòng và sự tham gia tích cực, hiệu quả của các bộ phận, thành phần kinh tế quốc dân. 

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng và thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. 

Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp quốc phòng sẽ có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hoàn thành quy hoạch các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng; sắp xếp các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược của đất nước. 

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, chế tạo, tiêu thụ các sản phẩm quốc phòng; đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác, mua sắm vũ khí, phương tiện, trang bị quân sự bảo đảm các tiêu chí về chất lượng, giá thành, làm chủ công nghệ; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phương thức tác chiến trong các hình thái chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Xây dựng, phát triển kỹ thuật quân sự

Cùng với sự phát triển khoa học quân sự, ngành Kỹ thuật quân sự đang phát huy truyền thống “chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường” trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, khai thác, làm chủ công nghệ cao, vũ khí, trang bị hiện đại; bảo đảm phòng, chống hiệu quả và giành thắng lợi, đáp ứng yêu cầu tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao. 

Tập trung đầu tư, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng/ Báo QĐND