Đại biểu Quốc hội nói về vụ Vạn Thịnh Phát

21/11/2023 13:59

(Chinhphu.vn) - Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, trong vụ án Vạn Thịnh Phát, số lượng tiền bị chiếm dụng có khả năng thất thoát nhiều nhất. Người dân rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản của các đối tượng trong vụ án này.

Đại biểu Quốc hội nói về vụ Vạn Thịnh Phát- Ảnh 1.

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Người dân rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản của các đối tượng trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người dân rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản

Sáng 21/11, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023.

Chia sẻ quan điểm bên lề kỳ họp, ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực, đặc biệt nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc xử lý những cá nhân, tập thể vi phạm.

Ghi nhận nhiều kết quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá, năm qua tình hình kinh tế - xã hội gặp khó khăn trên nhiều lĩnh vực, song an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội được giữ vững, những vụ việc nổi lên được xử lý kịp thời, kiềm chế không để phát sinh phức tạp. 

Bên cạnh đó, các vụ án kinh tế, tham nhũng, ma túy, cướp ngân hàng, giết người vì nhiều động cơ khác nhau... được phát hiện xử lý đến nơi đến chốn.

Đề cập đến vụ án Vạn Thịnh Phát, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, các tội phạm đã làm khống cả nghìn hồ sơ để chiếm 1 triệu tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB), trong đó có trên 500.000 tỷ đồng tiền gửi của người dân. Trưởng đoàn Thanh tra còn nhận hối lộ 5,2 triệu USD. 

Cho rằng đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay, đại biểu tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Vụ án này, số lượng tiền bị chiếm dụng có khả năng thất thoát nhiều nhất. Người dân rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản của các đối tượng trong vụ án này.

Công tác phòng, chống tham nhũng: Vẫn còn lọt lưới những "con cá to"

Đề cập đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, chức vụ, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết tăng hơn 51% số vụ, hơn 96% số người, trong đó tội nhận hối lộ tăng 346%. Điều này, cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng rất quyết liệt, phát hiện đến đâu sẽ xử lý đến đó, không vùng cấm, không ngoại lệ…

Cho rằng, các vụ án tham nhũng lớn dù được ngăn chặn kịp thời nhưng vẫn còn lọt lưới những "con cá to" trốn khỏi đất nước chưa bắt giữ được, gây khó khăn cho công tác tố tụng, đại biểu đề nghị Chính phủ có đánh giá khách quan, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hữu hiệu.

Với rất nhiều văn bản ban hành của cấp thẩm quyền về nêu gương, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cũng như quy định về kiểm soát quyền lực, đại biểu tin tưởng sẽ có sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm trên tất cả lĩnh vực.

Những vụ án về tham nhũng, tiêu cực sẽ được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Theo đại biểu Lê Văn Dũng (Quảng Nam), báo cáo và thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 có chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả rất tốt. Đại biểu tin tưởng những giải pháp đề ra của Chính phủ rất quyết liệt, không có vùng cấm trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Đại biểu cho rằng, thời gian tới, các cấp sẽ vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn để đạt hiệu quả đã đề ra. Tội phạm tham nhũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt những vụ án về tham nhũng, tiêu cực sẽ được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đem lại niềm tin cho cán bộ đảng viên và nhân dân.

Đại biểu Lê Văn Dũng cho biết, Đảng đã chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, trách nhiệm của những người đứng đầu các cấp, các ngành đã được xác định cụ thể hơn và xử lý nghiêm hơn.

Nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đem lại hiệu quả tích cực, tạo thành phong trào, nâng được trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt nâng cao trách nhiệm người đứng đầu từ vấn đề phòng, chống, đến xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực. 

Các ý kiến bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự chỉ đạo của Đảng, đặc biệt là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các vụ án vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực sẽ được giảm nhiều trong thời gian tới…/.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi