8 điểm mới, nổi bật trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực

16/08/2023 17:39

(Chinhphu.vn) - Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương đã thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) (Ban Chỉ đạo).

8 điểm mới, nổi bật trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 1.

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng thông báo tóm tắt kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo.

Hai đồng chí Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên và Đặng Văn Dũng chủ trì buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Đặng Văn Dũng thông báo tóm tắt kết quả Phiên họp của Ban Chỉ đạo và ý kiến phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. 

Cụ thể, Phiên họp thứ 24 dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay.

Theo Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng, phát biểu phiên họp, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng hiệu quả, ngày càng được dư luận hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; cách làm đồng bộ, kiên quyết, có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả cao. 

Phần đông các vụ việc được phát hiện, xử lý kiên quyết, nghiêm minh, có lý, có tình, có trốn chạy cũng không thoát được, trốn ra nước ngoài cũng bắt về hoặc xét xử vắng mặt không thể nào trốn tránh.

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thống nhất công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực có 8 điểm mới, nổi bật. 

Cụ thể: Thời gian vừa qua có nhiều chủ trương, cách làm mới, quyết liệt, hiệu quả, tạo sự tập trung, thống nhất “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.

Đã chỉ đạo đẩy mạnh đồng bộ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, kỷ luật nghiêm minh, khuyến khích từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế cán bộ bị xử lý kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp, tạo bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 270 tổ chức đảng, gần 10 nghìn đảng viên, trong đó có gần 4.000 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (tăng gần 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII). 

Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 340.000 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII), hơn 1.700 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với hơn 6.600 tập thể và gần 18.000 cá nhân. 

Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gần 2 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII). 

“Các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá, 80% đảng viên bị xử lý kỷ luật liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra đã lâu, có vụ án, vụ việc xảy ra từ năm 2005, thể hiện sự kiên quyết, nghiêm minh trong phòng chống tham nhũng của Đảng ta”, đồng chí Đặng Văn Dũng nhấn mạnh.

Điểm mới nổi bật thứ 3 mà Phó Trưởng ban Nội chính Đặng Văn Dũng cho biết, đó là công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra cả trong khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước được chỉ đạo xử lý bài bản, thận trọng, nghiêm minh, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. 

Trong đó, 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi tố, điều tra 452 vụ án/1.409 bị can về các tội tham nhũng (tăng 155 vụ/727 bị can so với cùng kỳ năm 2022).

Điểm nổi bật thứ 4 là kiên quyết xử lý trách nhiệm chính trị người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong lĩnh vực được phân công quản lý, phụ trách, trên cơ sở đó khuyến khích cán bộ tự giác nhận khuyết điểm, từ chức, xin thôi chức vụ, nghỉ công tác. 

"Như đồng chí Tổng Bí thư nói là: rút lui trong danh dự; kịp thời thay thế những cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp. Vừa qua, Đảng, Nhà nước đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, bố trí công tác khác đối với 15 đồng chí cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao", đồng chí Nguyễn Văn Dũng cho biết.

Bên cạnh đó, công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực; giám định, định giá tài sản; phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực và những khâu yếu trước đây được tập trung chỉ đạo, tạo bước chuyển biến tích cực. 

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 2.100 tỷ đồng trong các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thu hồi được trên 53.000 tỷ đồng (tăng gấp 2,5 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII). 

Trong đó, đã thu hồi được nhiều tài sản tẩu tán ra nước ngoài; điển hình như đã thu hồi gần 2,7 triệu USD Mỹ và 127.000 đô la Singapore của Phan Sào Nam ở nước ngoài. 

Ban Chỉ đạo đã thành lập 8 Đoàn kiểm tra về công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản. 

Qua kiểm tra đã chấn chỉnh, khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này. 

Thường trực Ban Chỉ đạo cũng đã tổ chức Hội nghị chuyên đề và có nhiều chỉ đạo để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến trong công tác giám định, định giá tài sản liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực và ở địa phương, cơ sở được chỉ đạo đẩy mạnh, bước đầu khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã khởi tố 419 vụ án/1.324 bị can về tội tham nhũng (tăng 252 vụ án/989 bị can so với cùng kỳ năm 2022); nhiều địa phương đã khởi tố cả cán bộ nguyên là Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện. 

Các cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng chống tham nhũng, tiêu cực. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã phát hiện, xử lý trên 120 trường hợp cán bộ, đảng viên trong các cơ quan này có sai phạm do tham nhũng, tiêu cực, trong đó xử lý hình sự hơn 60 trường hợp. 

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý kỷ luật hơn 590 cán bộ trong các cơ quan chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có hơn 200 trường hợp bị xử lý hình sự…

“Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu cực được các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá có nhiều đổi mới; vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo chí, nhân dân trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được phát huy tốt hơn”, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết.

"Về phương hướng công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu phải kịp thời hơn nữa, nhịp nhàng hơn nữa, kiên quyết, kiên trì, không nể nang, không chịu bất cứ sức ép nào...", Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương nêu và cho biết, mục tiêu từ nay đến hết năm 2023 kết thúc điều tra 7 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 9 vụ án, xét xử sơ thẩm 11 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh, giải quyết 11 vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. 

Nhất là tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố xét xử các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Sở Y tế Quảng Ninh và Công ty AIC, giai đoạn II vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi…

 Khởi tố, điều tra 1.304 vụ/3.523 bị can về các tội tham nhũng

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Cơ quan điều tra đã khởi tố, điều tra 1.304 vụ/3.523 bị can về các tội tham nhũng (tăng hơn 2 lần về số vụ án và hơn 3 lần về số bị can so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng); hoàn thành xét xử 23 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. 

Nổi bật là, các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, trên diện rộng, vi phạm có tính hệ thống, có tổ chức, cả trong khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân (như vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án xảy ra tại Công ty AIC; các vụ án liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài sản Nhà nước xảy ra tại Bình Thuận; vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm đăng kiểm;...);

Đã khởi tố nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý hình sự 31 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 2 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng; 4 Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; 5 Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng; 7 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 2 Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ và 9 sỹ quan cấp tướng của lực lượng vũ trang); điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt các bị can, bị cáo đang bỏ trốn trong các vụ án xảy ra tại Công ty AIC và một số địa phương, tạo bước đột phá trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại thế nào?

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6 đến dưới 14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6 đến dưới 14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, Chính phủ thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan và nữ sĩ quan bằng nhau.

TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM

TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM

(Chinhphu.vn) - Tóm tắt tiểu sử Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi