Chính phủ cần quyết liệt chấn chỉnh tình trạng Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo nhưng ở dưới lại cầm chừng, nghe ngóng, né tránh, không dám làm!

27/10/2022 16:02

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng "Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo, ở dưới lại cầm chừng, nghe ngóng, né tránh, không dám làm". Cần xử lý càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.

Cần quyết liệt chấn chỉnh tình trạng Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo nhưng ở dưới lại nghe ngóng, né tránh, không dám làm! - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông: Cần giải quyết hiệu quả tình trạng bất an của một bộ phận công chức, viên chức.

Kinh tế xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực được thế  giới đánh giá cao

Thảo luận tại hội trường về kinh tế xã hội, đại biểu Nguyễn Hữu Thông, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội bày tỏ đồng tình với nội dung Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng phục hồi tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ước cả năm đạt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng trưởng đạt 8%.

Việt Nam là một trong ít nước trên thế giới được các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá rất cao trong việc phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.

Kết quả này "nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời đề ra các định hướng, quyết sách lớn của Ban chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, đồng hành phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp".

Còn nhiều thách thức thực sự lớn

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng, "đánh giá thật đầy đủ thì việc phát triển về mặt kinh tế với các vấn đề xã hội, văn hóa, dân sinh chưa tương xứng".

Ông dẫn chứng, một bộ phận người dân nhất là nông dân, ngư dân ngay trong đại dịch đã khó khăn tuy được Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng nay vẫn chưa thoát nghèo, thoát khó. Với giá xăng dầu tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào biến động lớn, thị trường nông sản bất ổn, giá nông sản không tăng dẫn đến họ khó nay lại càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

Thực tế, sau khi cơ quan chức năng xử lý các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực trên, một bộ phận người dân và cả doanh nghiệp bất an, điêu đứng vì trót tham gia đầu tư vào đây.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, tiền lương, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức và người lao động còn thấp.

Xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc, nhất là trên lĩnh vực y tế, giáo dục, theo thống kê là có 39.552 người nghỉ việc.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm; còn một số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự...

"Theo tôi đó là những thách thức thật sự lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 mà Chính phủ đưa ra là tăng trưởng GDP 6,5%", Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông nêu quan điểm.

Cần quyết liệt chấn chỉnh tình trạng Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo nhưng ở dưới lại nghe ngóng, né tránh, không dám làm! - Ảnh 2.

Cần giải quyết hiệu quả tình trạng bất an của một bộ phận công chức, viên chức

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát năm 2023 như đã đề ra, đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết có hiệu quả tình trạng bất an của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức kể cả cán bộ lãnh đạo.

"Thực tế hiện nay, một bộ phận cán bộ, công chức viên chức kể cả cán bộ lãnh đạo không dám làm việc vì nếu làm thì sợ sai. Có cán bộ tâm sự rằng "thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử", đại biểu Nguyễn Hữu Thông nói.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo đại biểu trước tiên là chưa có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật. "Đối với vấn đề này thì áp dụng luật này thì đúng nhưng khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra thì viện dẫn pháp luật khác thì lại sai, áp dụng vào thời điểm này thì đúng nhưng sau đó kiểm tra thời điểm khác lại thì sai".

Thứ hai là cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung dù đã được Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14 ngày 22/9/2021 nhưng chủ trương đúng đắn trên chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật nên cán bộ rất ngại trong quá trình công tác, họ làm cầm chừng, không dám đột phá.

Trước thực tế này, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương một mặt thường xuyên rà soát các cơ chế chính sách nhằm điều chỉnh cho đồng bộ, phù hợp với thực tế. Mặt khác, cần sớm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Cần quyết liệt chấn chỉnh tình trạng Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo nhưng ở dưới lại nghe ngóng, né tránh, không dám làm! - Ảnh 3.

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Chính phủ cần quyết liệt chấn chỉnh tình trạng Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo nhưng ở dưới lại nghe ngóng, né tránh, không dám làm!

Vướng mắc pháp lý là có, nhưng cái chính là do tổ chức thực hiện, nhất là trách nhiệm người đứng đầu

Giơ biển tranh luận với ý kiến của đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục cũng cho rằng có hiện tượng cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.

"Tuy nhiên, nếu nói vướng mắc chỉ bởi chính sách pháp luật là chưa đủ. Cái chính do con người, công tác tổ chức thực hiện, nhất là trách nhiệm người đứng đầu", đại biểu Tạ Văn Hạ nêu quan điểm.

Đại biểu cho biết, trong các cuộc tiếp xúc cử tri ông đã đặt thẳng câu hỏi với nhiều người thì thấy rằng cán bộ năng lực hạn chế đúng là có tình trạng sợ không dám làm. Còn những cán bộ có năng lực nhưng ý thức tinh thần còn hạn chế thì có hiện tượng nghe ngóng, né tránh.

"Luật Đất đai, Luật Đấu thầu có từ năm 2013 nhưng trong suốt quá trình đó không thấy vướng mắc như bây giờ. Vậy trước đây làm bằng cách nào? Có người nói thẳng trước làm ẩu, làm thiếu trách nhiệm. Giờ làm đúng thì có nhiều vấn đề phát sinh. Do đó, bây giờ cầm chừng, hạn chế, không dám làm", đại biểu dẫn chứng.

Chính vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt, bởi "Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo trong khi ở dưới lại như thế, nên cần chỉnh càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân".

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi