Tăng lương cơ sở: Cần làm ngay, làm tức thời, nhưng chưa đủ

27/10/2022 07:09

(Chinhphu.vn) - Để đạt được mục đích công chức viên chức có thể sống được từ thu nhập chính thức, toàn tâm toàn ý lo cho công vụ, không cần làm thêm, "kiếm thêm" chỗ này chỗ kia thì tăng lương là một trong những việc cần làm ngay, làm tức thời, nhưng chưa đủ. Hơn hết, cả hệ thống chính trị, Chính phủ phải tính toán thêm. Nếu tình trạng công chức viên chức không sống được bằng thu nhập chính thức kéo dài sẽ có nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.

Tăng lương: Cần làm ngay, làm tức thời, nhưng chưa đủ - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Chính sách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức hiện nay chưa tương xứng, mức thu nhập còn quá thấp.

Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở khoảng 20,8%

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20,8% lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, việc đề xuất tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH cũng được đưa ra để áp dụng cho đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%; hỗ trợ thêm với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng trợ cấp ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. 

Nếu được thông qua, việc điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1/1/2023.

Chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức hiện nay chưa tương xứng, mức thu nhập còn quá thấp

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đã có trao đổi với báo chí về nội dung này.

Nêu quan điểm về việc Chính phủ đang đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng: Chính sách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức hiện nay chưa tương xứng, mức thu nhập còn quá thấp.

Theo ông, trong số hàng triệu cán bộ công chức, có thể một bộ phận nhỏ tiền lương với họ không có ý nghĩa quá lớn, còn lại đa số cán bộ công chức vẫn đang sống nhờ vào tiền thu nhập chính thức và có nguyện vọng tập trung vào công vụ, sống được bằng tiền lương. 

Thời gian qua dù Nhà nước đã tìm cách tăng thêm thu nhập, nhưng mức lương của công chức, viên chức vẫn thấp hơn mức sống trung bình.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp, cơ bản dẫn đến tham nhũng. Cán bộ công chức viên chức lương thấp nhưng lại chịu nhiều ràng buộc, nhiều "vòng kim cô", trước những áp lực này, không ít công chức, viên chức đã xin nghỉ việc.

Không nên tăng lương theo kiểu bình quân, cào bằng

Trả lời câu hỏi, hiện nay không ít công chức, viên chức phải làm "chân trong, chân ngoài", thậm chí "chân ngoài dài hơn chân trong", phải chăng thu nhập thấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này? Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ: Chuyện cán bộ công chức, viên chức chân trong chân ngoài có từ lâu.

Nhưng với những người có trách nhiệm và năng lực thì "chân ngoài sẽ không dài hơn chân trong". Song nếu tình trạng này kéo dài, nhiều người không giữ được đạo đức, chủ yếu lo việc kinh, các khoản thu nhập bên ngoài nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng không tốt đến trách nhiệm công vụ.

Theo đại biểu, giải pháp khắc phục là tăng lương cơ bản, nhưng mức thu nhập của những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện nay không giống nhau.

Đại biểu lý giải, một bộ phận công chức, viên chức có thâm niên ít, nên lương hưu rất thấp, hay những công chức, viên chức trẻ, mức lương hàng tháng cũng không đủ sống. Trong khi đó, một bộ phận khác dù đã về hưu nhưng mức lương vẫn rất cao.

Chính vì vậy, nếu tăng lương cơ bản một cách bình quân thì những người có bậc lương thấp vẫn rất khó khăn, mức tăng không đáng kể, trong khi đó, những người có mức lương tháng, lương hưu cao lại tăng rất nhiều.

Đại biểu cho rằng, không nên tăng thu nhập bình quân, cào bằng, những người có mức thu nhập thấp, lương hưu thấp mức tăng nên cao hơn, những người đã có mức lương cao thì mức tăng nên thấp hơn. 

Nếu để kéo dài tình trạng CBCC không sống được bằng thu nhập chính thức sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, mục đích của tăng lương cơ sở là tăng thu nhập cho cán bộ công chức để họ có thể sống được bằng lương và chăm lo cho gia đình bằng tiền lương thu nhập chính thức từ cơ quan tổ chức.

Hiện nay mức sống xã hội tăng cao, song tiền lương lại không theo kịp, nhiều cán bộ công chức, viên chức mới vào hệ thống công vài năm, thậm chí 5-7 năm, thì tiền lương vẫn thấp hơn nhiều so với mức sống tối thiểu.

Để đạt được mục đích công chức viên chức có thể sống được từ thu nhập chính thức, toàn tâm toàn ý lo cho công vụ, không cần làm thêm, "kiếm thêm" chỗ này chỗ kia thì tăng lương cơ bản là một trong những việc cần làm ngay, làm tức thời, nhưng chưa đủ. 

Hơn hết, cả hệ thống chính trị, Chính phủ phải tính toán thêm. 

Nếu tình trạng công chức viên chức không sống được bằng thu nhập chính thức kéo dài sẽ có nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.

Tăng lương cơ sở: Cần làm ngay tức thời! - Ảnh 5.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Để đạt được mục đích công chức viên chức có thể sống được từ thu nhập chính thức, toàn tâm toàn ý lo cho công vụ, không cần làm thêm, "kiếm thêm" chỗ này chỗ kia thì tăng lương cơ bản là một trong những việc cần làm ngay, làm tức thời, nhưng chưa đủ.

Những cơ chế đặc thù chưa đủ để TPHCM thu hút nhân tài

Về vấn đề TP.HCM đang áp dụng những cơ chế đặc thù về tiền lương cho công chức, viên chức, song đây cũng là địa phương có tỷ lệ dịch chuyển nhân sự từ khu vực công sang khu vực tư khá cao, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng: Chi phí cuộc sống ở các thành phố lớn rất cao, nhưng điều kiện để có thêm thu nhập bổ sung ở thành phố lại không bằng ở các vùng miền khác và khối lượng công việc rất nhiều. Giá cả sinh hoạt tại các thành phố lớn rất cao, từ dịch vụ cắt tóc gội đầu đến chi phí đi lại, điện nước.

Thời gian qua, TP.HCM có xin cơ chế đặc thù, có sự linh hoạt để có thể chủ động trong tăng thu nhập cho một bộ phận cán bộ công chức, thu hút nhân tài và giữ cán bộ ở lại bộ máy. Việc này đã có những thành tựu nhất định, song những cơ chế đặc thù chưa đủ thu hút nhân tài.

Như vậy TP.HCM cần có cơ chế đặc thù để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu – không cao của họ.

Chừng nào chúng ta chưa giải quyết, chưa đạt được mục đích cán bộ công chức, viên chức đủ sống với mức sống trung bình của xã hội thì chừng đó tình trạng công chức viên chức bỏ việc ra khu vực tư vẫn xảy ra.

Nếu việc di động nguồn nhân lực giữa khu vực công và tư xuất phát từ nguyên nhân thu nhập, thì nhà nước cần đặc biệt lưu tâm.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Danh sách các điểm BẮN PHÁO HOA Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành

Danh sách các điểm BẮN PHÁO HOA Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Nai, Long An, Hà Tĩnh...

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) - Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi