Chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm

11/05/2023 05:09

(Chinhphu.vn) - Rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 1.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đại biểu dự cuộc họp.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được tiến hành rất bài bản

Ngày 10/5, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về: Kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo đến nay; kế hoạch kiểm tra chuyên đề năm 2023 của Ban Chỉ đạo; kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vừa qua các cơ quan chức năng đã phối hợp ngày càng hiệu quả, thống nhất cao trong hành động, có kết quả thiết thực, nhân dân theo dõi và bày tỏ đồng tình. 

Nhìn lại 5 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có số lượng công việc nhiều. Nhiều vụ án lớn, tồn đọng lâu năm đã tiếp tục triển khai xử lý.

Các vụ việc xử lý nghiêm nhưng thuyết phục, nhân văn, nhân ái, có tình, có lý, xem xét, cân nhắc nhiều mặt chứ không phải là "cua cậy càng, cá cậy vây" hay là chỉ nhìn phiến diện, một chiều.
Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được tiến hành rất bài bản, đúng chức năng, nhiệm vụ, thận trọng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai, bảo đảm thực hiện nghiêm những kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có những hình thức xử lý mới, vừa thu hồi tài sản được nhiều hơn, vừa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa để không xảy ra là tốt nhất.

Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cần thiết và đúng. 

Nhiều nơi đã làm tốt, không ỷ lại cấp trên và gương mẫu thực hiện, thể hiện sự thống nhất "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt"; phối hợp ngày càng nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả hơn, thật sự đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần "kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Kết luận Phiên họp thứ 23 của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, với tinh thần phát huy những kết quả của 6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần làm tích cực hơn nữa, mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả cao hơn nữa, không né tránh, đùn đẩy, đừng đổ tại khách quan.

Các cơ quan phối hợp làm tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm toán chủ động phòng ngừa, không để sơ hở, không để lợi dụng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, giám sát cần tăng cường hơn nữa không để bị lợi dụng, kích động gây rối, chia rẽ nội bộ; cần chú ý nhiều hơn nữa, phòng, chống tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Vì những tiêu cực ngầm, còn nguy hại hơn nhiều, cần phải chống.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 4.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm là tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu

Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 5.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo kiểm tra làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, người đứng đầu trong xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật có nhiều sơ hở, bất cập để tổ chức, cá nhân lợi dụng trục lợi.

Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không để cài cắm "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong ban hành chính sách, pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 6.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các Đại án: Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, AIC, Đăng kiểm

Thường trực Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhất là các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng kiểm tỉnh, thành phố;

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 7.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 05 vụ án trong Quý II/2023, bao gồm:

- Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco1).

- Vụ án "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Môi giới hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 8.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

- Vụ án "Buôn lậu; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" xảy ra tại khóm 5, phường Châu Phú An, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

- Vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.

Đồng thời, khẩn trương kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 9.

Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại cuộc họp.

Thành lập 5 đoàn kiểm tra chuyên đề việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội; xử lý nghiêm, có hiệu quả tình trạng "tham nhũng vặt";

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao địa phương chỉ đạo xử lý và các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 10.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đại biểu dự cuộc họp.

Cũng tại Cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất thành lập 5 đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo để kiểm tra chuyên đề việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước tại một số cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Xử là phải xử nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với lương tâm, tình cảm chứ không phải cứ xử nặng mới là tốt

Trước đó, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 12/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 23 để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2022, xác định chương trình công tác năm 2023.

Kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, qua 10 năm, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhận thức ngày càng sâu, quyết tâm ngày càng cao hơn, cách làm ngày càng bài bản, lớp lang hơn, số lượng vụ án đưa ra xử lý ngày càng nhiều trên hầu hết các lĩnh vực, trên cả các địa phương.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính. “Xử là phải xử nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với lương tâm, tình cảm chứ không phải cứ xử nặng mới là tốt”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Khẩn trương rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật liên quan đến ngân hàng, tài chính, chứng khoán,...

Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Các cơ quan chức năng đã phối hợp với nhau nhịp nhàng, ăn khớp, xây dựng được nhiều cơ chế, thể chế, chính sách, quy chế để không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng, tránh bệnh sợ trách nhiệm, sợ sai, không dám làm, chống tình trạng tham nhũng tập thể, tham nhũng có tổ chức, lợi ích nhóm và có các phương pháp, kinh nghiệm hay, theo tinh thần “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, chúng ta làm một cách rất bài bản, thuyết phục."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, cần có sự phối hợp rất nhịp nhàng “trên dưới, đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, phải giáo dục, phải có cách làm đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp càng cao, càng phải gương mẫu giữ mình trong sạch. 

Các thành viên trong Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải gương mẫu đi đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Năm 2023, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng văn hóa liêm chính trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. 

Trước hết, xây dựng ý thức tự giác, gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, tiêu cực. 

Nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đạo đức công vụ, chuẩn mực, giá trị con người Việt Nam.

Ban Chỉ đạo đề nghị tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế của Đảng và Nhà nước, bảo đảm đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; cơ chế xử lý những phản ánh, tố giác về tham nhũng, tiêu cực. 

Khẩn trương rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật liên quan đến ngân hàng, tài chính, tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng, đấu thầu, đấu giá, định giá,… và các vấn đề cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị, đề xuất. 

Hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản và các dự án luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, bí mật; tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; khẩn trương hoàn thành thanh tra các chuyên đề theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo.

Tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 12 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 12 vụ việc; truy tố 17 vụ án

Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 12 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 12 vụ việc; truy tố 17 vụ án; xét xử sơ thẩm 21 vụ án, xét xử phúc thẩm 3 vụ án, trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, gồm: 

(1) Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan; 

(2) Vụ án xảy ra tại Học viện Quân y Bộ Quốc phòng (liên quan đến hợp tác nghiên cứu, sản xuất kit test COVID-19 với Công ty Việt Á); 

(3) Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan; 

(4) Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn FLC, Công ty Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng Faros và các công ty có liên quan; 

(5) Vụ án xảy ra tại Công ty Tách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh; 

(6) Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan; 

(7) Vụ án xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Công ty AIC và các đơn vị có liên quan; 

(8) Vụ án xảy ra tại Dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; 

(9) Vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn II); 

(10) Vụ án xảy ra tại khóm 5, phường Châu Phú An, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục tư tưởng bàn lùi, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ sở.

Cũng tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo; Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực. 

Ban Chỉ đạo thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 9 vụ án, 2 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật; bổ sung vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm Đăng kiểm vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo biểu dương các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án; các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nội chính, các cơ quan báo chí ở Trung ương và các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, An Giang đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022./.

Theo TTXVN

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi