Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất

04/05/2025 18:54

(Chinhphu.vn) - Theo Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, để phát triển kinh tế tư nhân rất cần những giải pháp toàn diện, liên ngành, liên lĩnh vực, song giải pháp về cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất- Ảnh 1.

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu phát biểu tại buổi họp báo.

Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân

Tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu đã thông tin về vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng và tổ chức triển khai nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.

Đại biểu Phan Đức Hiếu nêu rõ, để phát triển kinh tế tư nhân rất cần những giải pháp toàn diện, liên ngành, liên lĩnh vực, song giải pháp về cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất.

Ông cho biết, Quốc hội luôn chủ động, tích cực tham gia cùng Chính phủ trong việc đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về kinh tế tư nhân. Đảng ủy Quốc hội cũng đã có những góp ý chi tiết cho dự thảo Nghị quyết này. 

"Để triển khai nghị quyết về kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua một nghị quyết về nội dung này và đây sẽ là khung thể chế để thực thi các giải pháp mà nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra", đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu chia sẻ.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với các Tổ trưởng Tổ đảng - Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố về Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, tổ chức vào chiều 4/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Tại Hội nghị Trung ương 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, mô hình tăng trưởng mới của đất nước ta phải lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia làm động lực chủ yếu, trong đó, khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Đại biểu Quốc hội nghiên cứu, thảo luận các chính sách thiết thực, hiệu quả, khả thi, sát với nhu cầu thực tế của xã hội để có thể triển khai ngay, tạo nên giá trị và sản phẩm thực tiễn thực chất.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất- Ảnh 2.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại buổi họp báo.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào top 3 ASEAN

Trả lời câu hỏi của phóng viên về một số nội dung tại Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh, đây là nội dung mới và rất quan trọng. Trong đó, nhiều nội dung gắn chặt với các công tác, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH.

Theo đó, Nghị quyết 66 nêu rõ yêu cầu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp.

Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất- Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự buổi họp báo.

“Đây là những mục tiêu hết sức cụ thể và đặt ra yêu cầu cho các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội nói chung cũng như cả hệ thống chính trị cần phải nỗ lực, cố gắng hết sức để hoàn thiện pháp luật, thể chế”, bà Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh.

Cũng theo bà Nguyễn Phương Thủy, Chính phủ và Quốc hội luôn nhận thức rõ thực trạng trong hệ thống pháp luật có nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa rõ ràng, cụ thể cần phải có giải pháp để khắc phục, tháo gỡ; những vấn đề đang là rào cản của hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.

"Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề mới". Ngay từ cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội đã thường xuyên tiến hành công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật để đề xuất những nội dung cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp luật nói chung.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất- Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự buổi họp báo.

Tập trung sửa đổi các luật liên quan đến sắp xếp bộ máy, tháo gỡ điểm nghẽn trong sản xuất, kinh doanh

Tại các kỳ họp Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn luôn là ưu tiên hàng đầu và Kỳ họp thứ Chín cũng không nằm ngoài tinh thần đó. 

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp 2013, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung và thông qua 34 dự án luật, 11 dự án nghị quyết, cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác.

Theo đó, Quốc hội tập trung sửa đổi, bổ sung các luật liên quan chặt chẽ đến việc phục vụ yêu cầu tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; tạo cơ sở cho việc đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.

"Kỳ họp thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, cũng là kỳ họp có số lượng nội dung liên quan đến công tác lập pháp lớn chưa từng có từ trước đến nay, Quốc hội dành thời lượng rất lớn cho công tác xây dựng pháp luật để tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế".

Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách thể chế vẫn là quan trọng nhất- Ảnh 5.

Quang cảnh buổi họp báo.

Nhấn mạnh điều này, bà Nguyễn Phương Thủy cho rằng, "việc tháo gỡ điểm nghẽn không phải là hoạt động đơn lẻ mà là một quá trình liên tục có trọng tâm, trọng điểm; có lộ trình với những yêu cầu từ thực tiễn và phù hợp với chương trình xây dựng pháp luật đã được Quốc hội thông qua, phù hợp với khả năng, năng lực thực tế của các cơ quan thực hiện.

Bà Nguyễn Phương Thủy cũng cho rằng, số lượng điểm nghẽn không phải là vấn đề quan trọng nhất mà quan trọng là chúng ta sửa đổi, bổ sung các quy định nào để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và các cấp có thẩm quyền.

"Trong quá trình Quốc hội xem xét các nội dung này, chúng tôi luôn mong muốn tiếp nhận các ý kiến phản ánh của các phóng viên, cơ quan báo chí cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tiếp tục kiến nghị với Quốc hội những vấn đề còn bất cập trong hệ thống pháp luật để tiếp tục tháo gỡ, góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết 66 đã đề ra”, bà Nguyễn Phương Thủy nói./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi