Phải tạo lập môt hệ thống chính sách tập trung để kinh tế tư nhân bứt phá

29/03/2025 12:20

(Chinhphu.vn) - Nếu không có hệ thống chính sách tập trung sẽ rất khó tạo sự bứt phá phát triển cho kinh tế tư nhân, cũng như thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 sẽ đóng góp 70% GDP, thay vì mức đóng góp 51% GDP hiện nay.

Phải tạo lập môt hệ thống chính sách tập trung để kinh tế tư nhân bứt phá- Ảnh 1.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Chia sẻ trên báo Đại biểu nhân dân, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh: Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, đồng thời mang tầm nhìn chiến lược đối với định hướng phát triển đất nước. 

Theo bà, đây không chỉ là một tuyên bố chính trị mạnh mẽ, mà là một lời hiệu triệu nhằm phát huy tối đa sức mạnh của kinh tế tư nhân, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Đại biểu cho biết, trong bài viết này, Tổng Bí thư đã khẳng định kinh tế tư nhân không chỉ là một thành phần của nền kinh tế mà là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng, đi đầu trong ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Hơn nữa, Bài viết cũng đã đưa ra những mục tiêu cụ thể, thời gian thực hiện rõ ràng đối với phát triển kinh tế tư nhân.

Trong quá trình phát triển của nước ta đã có giai đoạn vì nhiều lý do mà kinh tế tư nhân chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí bị coi nhẹ. Tuy nhiên, qua thời gian, kinh tế tư nhân dần đã chứng minh được ưu thế của mình trong nền kinh tế của đất nước. 

Do đó, từ thời kỳ đổi mới trở lại đây, kinh tế tư nhân càng ngày càng được coi trọng. Đến thời điểm hiện nay, cùng với Bài viết của Tổng Bí thư, chúng ta đã thấy rõ được đường hướng sắp tới để phát triển kinh tế tư nhân.

Đại biểu cho rằng, trong Bài viết của mình, Tổng Bí thư đã có những đánh giá sâu sắc và toàn diện về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta. Bài viết có tầm nhìn thời đại, tư duy chiến lược và rất thực tế. Do đó, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng rất lớn của dư luận, đặc biệt là của giới doanh nhân, bởi đã đề cập đúng, trúng những khát khao, trăn trở của họ trong nhiều năm nay.

Khó khăn lớn nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân là thủ tục

Theo đại biểu, từ thời kỳ đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước đã chú trọng ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để phát triển kinh tế tư nhân. 

Dù vậy, để khu vực kinh tế tư nhân đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, cũng như phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mình cần phải nhận diện được những rào cản, khó khăn, vướng mắc đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Những rào cản, khó khăn này cũng đã được nhắc đến đầy đủ tại Bài viết của Tổng Bí thư.

Đại biểu cho rằng: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiện nay chưa được áp dụng công bằng giữa các khu vực kinh tế và không dễ tiếp cận đối với kinh tế tư nhân. Sự phân biệt đối xử này cũng thể hiện ở nhiều dạng thức khác, trong đó đáng chú ý là về giải quyết thủ tục hành chính.

Đại biểu cho biết: "Thực tế, qua quá trình tiếp xúc cử tri, tiến hành giám sát, khảo sát, tôi đã nhận được mong muốn chung của nhiều doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể. 

Họ nói rằng những hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế này trong thời gian qua là rất đáng quý. 

Tuy nhiên, có những lúc doanh nghiệp chưa hẳn cần hỗ trợ về vốn đầu tiên, mà cần nhất là về giải quyết thủ tục hành chính, được tạo điều kiện thông thoáng nhất để phát triển. 

Doanh nghiệp hiện không chỉ phải thực hiện một rừng thủ tục hành chính mà nhiều khi người giải quyết các thủ tục cũng tạo thêm khó khăn, cản trở. Có thể nói, đây là khó khăn, vướng mắc lớn nhất đối với doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân".

Nếu không có hệ thống chính sách tập trung sẽ rất khó tạo sự bứt phá phát triển cho kinh tế tư nhân

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, những rào cản, khó khăn hiện nay đòi hỏi các cơ quan chức năng cần rà soát các chính sách hiện hành để chọn lọc, xây dựng hệ thống chính sách tập trung hỗ trợ cho kinh tế tư nhân. 

Đó là các chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế, lao động, bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh và bảo đảm thực thi hợp đồng của doanh nghiệp tư nhân... 

Đại biểu nhấn mạnh: "Nếu không có hệ thống chính sách tập trung sẽ rất khó tạo sự bứt phá phát triển cho kinh tế tư nhân, cũng như thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 sẽ đóng góp 70% GDP, thay vì mức đóng góp 51% GDP hiện nay. 

Chúng ta chỉ còn 5 năm nữa để thực hiện mục tiêu này nên các cơ quan chức năng phải thực sự nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho kinh tế tư nhân".

Phải tạo lập môt hệ thống chính sách tập trung để kinh tế tư nhân bứt phá- Ảnh 2.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển. Ảnh minh họa

Hơn nữa, sau khi hoàn thành quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy và địa giới hành chính đang được Đảng, Nhà nước triển khai thì sẽ có một lượng không nhỏ những người đang làm việc ở khu vực công phải dịch chuyển ra khu vực tư. 

Những người này còn sức lao động, khả năng cống hiến và cũng có nhu cầu kiếm tiền. Khi họ không làm cho cơ quan Nhà nước nữa sẽ buộc phải chuyển sang khu vực tư nhân. Do đó, nếu tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển sẽ san sẻ áp lực, gánh nặng cho khu vực nhà nước rất nhiều.

Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích và không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế. Bởi, khi khu vực kinh tế tư nhân phải "hấp thụ" rất nhiều lao động từ khu vực công chuyển ra thời gian tới thì sự phát triển này sẽ góp phần tạo ra ổn định xã hội, củng cố thêm mạng lưới an sinh xã hội. 

Đây là ý nghĩa đặc biệt của việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cũng như trong triển khai các chính sách hỗ trợ, ưu đãi để thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết: Các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới được đưa ra trong Bài viết của Tổng Bí thư là những nhiệm vụ tối quan trọng để phát triển khu vực kinh tế tư nhân nước ta. Đây cũng là những chỉ đạo rất cụ thể, có thể định lượng được, không phải chỉ đạo chung chung. Điểm đặc biệt của những nhiệm vụ này là rõ về nhiệm vụ và cả cơ quan phụ trách thực hiện. Khi đã có những chỉ đạo rất cụ thể thì công tác triển khai thực hiện chắc chắn sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.

Trong thời gian tới, đại biểu mong muốn, các cơ quan có liên quan sẽ sớm bắt tay triển khai, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong khâu thực hiện, vì những nhiệm vụ này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. 

Trong đó, yếu tố quan trọng nhất chính là cần tiếp tục có những cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh để kinh tế tư nhân có thể phát huy tối đa tiềm năng, trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế vươn ra thị trường quốc tế. 

Bởi, như Tổng Bí thư đã nói “một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay đầu tư nước ngoài, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước”.

Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra trong Bài viết không chỉ giúp kinh tế tư nhân bứt phá mà phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển.

Việc xây dựng các tập đoàn tư nhân lớn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cải cách hành chính là những yếu tố quyết định để chúng ta tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Nếu được thực thi quyết liệt, những định hướng được đưa ra trong Bài viết sẽ trở thành động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, mở ra một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và vươn mình ra thế giới. Tất cả vì một Việt Nam hùng cường thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi