Hiến kế thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ

29/03/2025 12:01

(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh mới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hai con số, đưa đất nước nhanh chóng vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình, Nhà nước cần phải có nhiều giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Hiến kế thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ- Ảnh 1.

Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn

Cần tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia vào những lĩnh vực chiến lược

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành lực lượng chủ đạo thúc đẩy nhiều ngành và lĩnh vực tăng trưởng, đóng góp to lớn vào GDP, tạo ra ngày càng nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

Nhìn nhận về vai trò, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân với sự phát triển của kinh tế cũng như giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển mạnh mẽ, trên TTXVN, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn chia sẻ: Trong tiến trình hội nhập, nhất là khi toàn xã hội và hệ thống chính trị cả nước đang nỗ lực, đồng lòng thúc đẩy đưa Việt Nam tiến xa hơn trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, kinh tế tư nhân không chỉ là "động lực quan trọng" mà còn cần được tạo điều kiện để tham gia vào những lĩnh vực chiến lược, đúng như tinh thần của Nghị quyết 10, Hội nghị Trung ương 5 về kinh tế tư nhân. 

Theo đó khẳng định “Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP…; xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng”.

Những dấu ấn quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân

Theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có hơn 940 nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động, cùng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp khoảng 45% GDP, 40% tổng vốn đầu tư và 30% tổng thu ngân sách Nhà nước. 

Khu vực kinh tế này đã thực sự trở thành trụ cột không thể thiếu, đóng góp vào công cuộc giảm nghèo, giúp thay đổi bộ mặt đô thị, hiện đại hóa nhiều ngành công nghiệp, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ và phát triển nông nghiệp công nghệ cao…

Khu vực kinh tế tư nhân cũng tham gia thành công vào những dự án đột phá về hạ tầng như đường cao tốc, hầm đường bộ lớn, sân bay quốc tế, nhiều dự án sản xuất ô tô quy mô lớn lần đầu tiên ở Việt Nam. 

Ở ngành bán lẻ, những cửa hàng mậu dịch quốc doanh xưa kia, giờ đã được thay thế bởi các siêu thị, chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại trên khắp mọi miền đất nước.

Trong ngành vận tải ô tô, trước đây là các doanh nghiệp vận tải quốc doanh thì nay là hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp taxi, xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch, xe container, xe tải phục vụ hầu hết mọi nhu cầu của người dân. 

Cũng đã thấy dấu ấn của khu vực kinh tế tư nhân trong nhiều lĩnh vực lớn, giữ vai trò then chốt của nền kinh tế, kể cả những lĩnh vực vốn được xem là “sân chơi” riêng của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp như sân bay, cảng biển, hạ tầng giao thông, hàng không, điện lực, y tế, giáo dục, thể thao, điện ảnh, công chứng, chứng nhận sự phù hợp…

Hộ kinh doanh không muốn chuyển lên thành doanh nghiệp vì lo ngại thủ tục phiền hà

Bên cạnh rất nhiều thành tựu đáng khích lệ, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tiêu biểu là tính phi chính thức cao và năng suất thấp.

Nhiều nghiên cứu của Bộ Tài chính mà trước đây là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, bị cản trở việc tăng năng suất và tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, chuyên môn hóa và đổi mới sáng tạo. 

Việt Nam có quá ít doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và lớn; đặc biệt trong ngành công nghiệp chế tác, sản xuất. 

Hàng triệu hộ kinh doanh hiện nay không có nhiều động lực để chuyển lên thành doanh nghiệp vì những lo ngại về thủ tục phiền hà, rủi ro pháp lý và trình độ quản trị chưa theo kịp.

Tính liên kết yếu, thiếu hợp tác trong chuỗi cung ứng

So với doanh nghiệp nhiều nước, các doanh nghiệp Việt Nam mới hơn, non trẻ hơn. Nhiều doanh nghiệp đi lên từ quy mô hộ gia đình nên tổ chức kinh doanh và hoạt động quản trị chưa bài bản, dựa nhiều vào sự thuận tiện và kinh nghiệm tích luỹ. 

Ít có doanh nhân qua trường lớp đào tạo bài bản, thậm chí trình độ ngoại ngữ của nhiều doanh nhân còn kém. 

Tính liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khá yếu, thể hiện qua sự thiếu hợp tác trong chuỗi cung ứng, hạn chế trong việc xây dựng các hiệp hội ngành nghề hiệu quả và khả năng tận dụng sức mạnh tập thể rất thấp.

Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ tư duy kinh doanh manh mún, khi nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động theo mô hình gia đình hoặc cá nhân, thiếu niềm tin vào hợp tác chiến lược và lo ngại cạnh tranh không lành mạnh. 

Sự hạn chế về năng lực quản trị và tài chính cũng khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ khó tham gia vào các dự án hợp tác dài hạn hoặc chuỗi cung ứng lớn. 

Sự cạnh tranh nội bộ gay gắt trong cùng một lĩnh vực khiến các doanh nghiệp chạy theo lợi ích ngắn hạn thay vì hợp tác để cùng phát triển. Tình trạng bán phá giá, cạnh tranh xuống đáy xuất hiện ở rất nhiều ngành hàng xuất khẩu.

Chưa kết nối thành công với khu vực FDI tại Việt Nam và chuỗi sản xuất toàn cầu

Các doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng kết nối chưa thành công với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và chuỗi sản xuất toàn cầu. Trong khi đó, việc sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ và thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả. 

Pháp luật về đầu tư, về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chỉ mới quy định về các điều kiện mang tính thúc đẩy sản xuất nội địa, nhưng thiếu vắng sự chuyên sâu phù hợp tính chất của từng ngành, lĩnh vực cụ thể. 

Đó là chưa kể còn rất nhiều, rất nhiều những tồn tại, hạn chế khác khiến khu vực kinh tế tư nhân chưa có nhiều đột phá ở thời điểm này.

Cần làm gì để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ?

Trong bối cảnh mới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hai con số, đưa đất nước nhanh chóng vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình, như kỳ vọng của Đảng, Chính phủ và quần chúng nhân dân, Nhà nước cần phải có nhiều giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, với nhóm giải pháp cải cách thể chế và chính sách, trong giai đoạn tới cần phải tiếp tục tháo bỏ các rào cản, khơi thông nguồn lực. 

Bối cảnh kinh tế đang khó khăn hiện nay lại cần có nhiều giải pháp cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa, theo hướng tạo thuận lợi hơn, thị trường hơn, tạo ra được không gian rộng mở hơn cho doanh nghiệp, người dân.

Tinh thần trao quyền và tăng vai trò cũng cần được thúc đẩy. Có thể xây dựng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp lớn thực hiện các dự án, chương trình trọng điểm quốc gia như đường sắt cao tốc, nhà máy điện, sân bay, cảng biển… 

Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia, đầu tư, nhận chuyển nhượng công nghệ trên thế giới đối với nhiều lĩnh vực quan trọng như công nghiệp quốc phòng, công nghệ cao, công nghệ mới… 

Thậm chí, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư ra nước ngoài, đầu tư hoặc mua các công ty công nghệ trên thế giới, đầu tư vào những ngành hàng, lĩnh vực chiến lược đối với đất nước, chẳng hạn góp vốn vào các hãng tàu vận tải biển quốc tế, các tập đoàn bán lẻ trên thế giới (để điều hướng luồng tàu, luồng hàng vào Việt Nam, tăng thu mua từ Việt Nam), tăng cường sự hiện diện của Việt Nam trong các chuỗi kinh doanh quan trọng trên thế giới….

Mặt khác, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các dịch vụ công trong lĩnh vực như văn hoá, thể thao, khoa học kỹ thuật. Nhà nước nên thoái sức ra khỏi một số lĩnh vực mà tư nhân có thể làm tốt như công chứng, thừa phát lại, dịch vụ chứng nhận sự phù hợp… 

 Bên cạnh đó, cần chuyển mạnh sang cơ chế đặt hàng tư nhân cung cấp các dịch vụ công ích như xử lý rác, cung cấp nước sạch, nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh… và cơ chế để thực hiện các mô hình như đầu tư công – quản trị tư, đầu tư tư – sử dụng công…

Đổi mới và nâng cao năng lực là nhóm giải pháp hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng hiệu quả, thị trường

Nhà nước tổ chức đấu thầu và lựa chọn các nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thay vì tự xây dựng bộ máy hỗ trợ, tự cung cấp dịch vụ chất lượng thấp như hiện nay. 

Hoạt động đầu tư cần tương xứng về nguồn lực cho xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu đối với các ngành hàng, sản phẩm; đồng thời, cần có cơ chế thuê, đặt hàng các tổ chức chuyên nghiệp trên thế giới thực hiện.

Cuối cùng, Nhà nước nên chú trọng nâng cấp, thành lập mới các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả, gắn với thị trường để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp; khuyến khích thành lập và vận hành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần… để thúc đẩy thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi