Chủ tịch Hiệp hội DNNVV: Chỉ thị 10/CT-TTg hướng tới tháo gỡ những nút thắt lớn nhất của kinh tế tư nhân

05/04/2025 11:28

(Chinhphu.vn) - Theo ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, với cách tiếp cận thực tế, cụ thể, Chỉ thị 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng tới tháo gỡ những nút thắt lớn nhất của kinh tế tư nhân hiện nay.


Chủ tịch Hiệp hội DNNVV: Chỉ thị 10/CT-TTg hướng tới tháo gỡ những nút thắt lớn nhất của kinh tế tư nhân - Ảnh 1.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân.

Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh rằng Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là minh chứng rõ ràng cho sự quan tâm đặc biệt và kịp thời của Chính phủ trong việc tạo động lực mới cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một "cú hích" cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi 

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về Chỉ thị số 10/CT-TTg được ban hành ngày 25/3/2025 trong bối cảnh hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Thân: Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, tức là có lợi thế lớn về số lượng, về tính linh hoạt và khả năng thích ứng.

Nhưng ngược lại, đây cũng chính là khu vực yếu thế nhất trong chuỗi giá trị, nhất là khi tham gia vào các liên kết sản xuất – kinh doanh với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn trong nước hoặc khi bước ra thị trường quốc tế. 

Những hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản trị, chất lượng nhân lực... khiến họ dễ bị tổn thương trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành rất đúng thời điểm, thể hiện sự quan tâm, đồng hành sâu sắc của Đảng và Nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân – đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Đồng thời, Chỉ thị 10/CT-TTg thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao trong phát triển kinh tế tư nhân. Khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc hỗ trợ khu vực này phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả. 

Đây là sự tiếp nối và cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW (2017) của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đây cũng là lần đầu tiên Hiệp hội DNNVV được đề xuất giao nhiệm vụ giám sát, đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp, nâng cao vai trò phản biện, kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. 

Với cách tiếp cận thực tế, cụ thể, Chỉ thị 10/CT-TTg hướng tới tháo gỡ những nút thắt lớn nhất của kinh tế tư nhân hiện nay. Đây có thể coi là một "cú hích" cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sau giai đoạn khó khăn.

"Hành trang" cho doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở định hướng chính sách, mà phải là hệ thống giải pháp đồng bộ, đủ mạnh 

Chỉ thị đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp mới. Để đạt được mục tiêu này, theo ông cần có những giải pháp nào trong việc hỗ trợ, tạo động lực để các doanh nghiệp mới ra đời?

Ông Nguyễn Văn Thân: Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, thì "hành trang" cho doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở định hướng chính sách, mà phải là hệ thống giải pháp đồng bộ, đủ mạnh để dẫn dắt lực lượng kế cận, đặc biệt là khối DNNVV phát triển một cách bền vững. Để đạt được mục tiêu phát triển thêm 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2030, tôi có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường liên kết giữa DNNVV và các dự án trọng điểm quốc gia. Theo đó, chúng ta cần sớm ban hành quy định yêu cầu các doanh nghiệp lớn, trong và ngoài nước, khi tham gia các dự án trọng điểm quốc gia như đường sắt, đường bộ cao tốc, cảng hàng không... phải dành tối thiểu 30% giá trị đơn hàng cho DNNVV trong nước. 

Đồng thời, cần xây dựng chính sách ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa, trong đó mức nội địa hóa tối thiểu là 30% và được hưởng ưu đãi tăng dần theo tỷ lệ nội địa hóa cao hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, cần "tháo gỡ" vướng mắc về tiếp cận vốn, một trong những điểm nghẽn lớn nhất với DNNVV hiện nay. Chỉ khoảng 30–35% doanh nghiệp trong khối này có thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp. Trong khi đó, hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai dù đã có nhưng vẫn "nhỏ giọt" và thiếu cơ chế bảo lãnh rủi ro. 

Vì thế chúng ta cần có cơ chế rõ ràng và mạnh mẽ hơn để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng hình thức cho vay này, đi kèm với vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng, giúp DNNVV không bị bỏ lại phía sau trong dòng chảy đầu tư sản xuất.

Thứ ba, cần có các giải pháp về cải cách thể chế. Cần giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ (đặc biệt là hải quan, chi phí không chính thức), đồng thời rà soát và bãi bỏ tối thiểu 30% các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Đây là những rào cản vô hình nhưng đang "giam giữ" rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp và làm chùn bước các doanh nghiệp trẻ.

Cuối cùng, để đạt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, chúng tôi kiến nghị giao KPI phát triển DNNVV cho từng địa phương. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho Hiệp hội DNNVV Việt Nam trong việc giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo cấp có thẩm quyền về tiến độ thực hiện chỉ tiêu này.

Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực để có thể tận dụng hiệu quả chính sách

Về phía các doanh nghiệp, ông có khuyến nghị gì cho các DNNVV để tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ của Chính phủ?

Ông Nguyễn Văn Thân: Tôi cho rằng, bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần chủ động nâng cao năng lực để có thể tận dụng hiệu quả chính sách.

Trước hết, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quản trị và sản xuất – kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, nếu không đổi mới, không nâng cao năng suất và tính minh bạch, doanh nghiệp sẽ khó có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng lớn cũng như tiếp cận các gói hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tôi khuyến nghị các doanh nghiệp nhỏ cần chủ động tìm hiểu chính sách, đặc biệt là về tín dụng, thuế và đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành, nhưng nếu doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thông tin, không tham gia các chương trình tập huấn hay không có kế hoạch kinh doanh bài bản thì rất khó hưởng lợi thực sự từ các chính sách này.

Một yếu tố quan trọng khác là doanh nghiệp nhỏ cần tích cực liên kết với các doanh nghiệp lớn, tham gia vào chuỗi giá trị để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Cần tận dụng hệ sinh thái kinh doanh, hợp tác để cùng phát triển.

 Chính phủ đã tạo ra cú hích về chính sách, nhưng để biến nó thành cơ hội thực sự, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, sẵn sàng đổi mới, nâng cao năng lực và hướng đến sự phát triển bền vững. Nếu làm tốt, tôi tin rằng mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 không chỉ đạt được, mà chất lượng doanh nghiệp cũng sẽ nâng lên rõ rệt.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Ngô Thanh Huyền

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi