Giám đốc ADB tại Việt Nam và Chuyên gia của WB đề xuất các giải pháp tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển

10/04/2025 20:48

(Chinhphu.vn) - Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam Shantanu Chakraborty và Chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Dorsati Madani chia sẻ về vai trò, tiềm năng của kinh tế tư nhân, cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển.

Giám đốc ADB tại Việt Nam và Chuyên gia của WB đề xuất các giải pháp tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển- Ảnh 1.

Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam Shantanu Chakraborty - Ảnh: VGP/Quang Thương

Đánh giá cao việc các cơ quan chức năng đã và đang xác định khu vực tư nhân là động lực chính của tăng trưởng kinh tế

Đề cập tới vai trò của kinh tế tư nhân, bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, khu vực tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế trong nước. Hơn 60% tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế đến từ khu vực tư nhân. Do đó, việc hỗ trợ khu vực này phục hồi và tăng trưởng là vô cùng quan trọng.

Nếu xét cả đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 2 nguồn này không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm.

Vì vậy, hỗ trợ khu vực tư nhân là cần thiết, thông qua các biện pháp, như nới lỏng quy định hành chính, giảm bớt thủ tục quan liêu và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những yếu tố then chốt.

Trong tương lai, việc cải thiện năng suất lao động cũng sẽ là một yếu tố quan trọng. Điều này đòi hỏi phải tập trung vào giáo dục và đào tạo lao động, giúp nâng cao năng lực của lực lượng lao động Việt Nam. Nhờ đó, người lao động sẽ có thể tìm được những công việc tốt hơn, mang lại lợi ích cho chính họ và cả nền kinh tế.

"Chúng tôi đánh giá cao việc các cơ quan chức năng đã và đang xác định khu vực tư nhân là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi cũng hoan nghênh những thông báo và cam kết của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp", chuyên gia WB đánh giá.

Cần giảm chi phí kinh doanh và đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng cũng như nguốn vốn dài hạn cho khu vực tư nhân

Theo ông Shantanu Chakraborty, để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế Việt Nam, bên cạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam cần giảm chi phí kinh doanh và đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng cũng như nguốn vốn dài hạn cho khu vực tư nhân.

Bên cạnh phát triển thị trường vốn, Việt Nam cũng cần chú trọng tới thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu, cũng như tiếp tục mở rộng thị trường cổ phiếu.

Giám đốc ADB cũng khuyến nghị các biện pháp, như đơn giản hóa quá trình thu hồi đất; đẩy nhanh việc phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp ở Việt Nam; đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng và logistics đạt đẳng cấp thế giới, để việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn... từ đó nâng cao môi trường kinh doanh.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vì hiện rất nhiều hoạt động kinh tế của Việt Nam đến từ khu vực doanh nghiệp này.

"Đây là một số định hướng lớn mà tôi nghĩ Chính phủ cần tập trung để đảm bảo duy trì sự quan tâm và tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân – vốn chắc chắn sẽ tiếp tục là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế trong thời gian tới", ông Shantanu Chakraborty bày tỏ.

Giám đốc ADB tại Việt Nam và Chuyên gia của WB đề xuất các giải pháp tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển- Ảnh 2.

Chuyên gia Kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Dorsati Madani - Ảnh: VGP/Quang Thương

Việt Nam cần triển khai một số chính sách hiệu quả nhằm kết nối các doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu

Theo Chuyên gia kinh tế của WB, phát triển kinh tế tư nhân là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Thời gian tới, Việt Nam cần phát triển khu vực tư nhân để tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. 

Theo đó, một loạt các biện pháp cần triển khai như thúc đẩy tăng năng suất; giúp khu vực tư nhân phát triển theo hướng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn; chuyển đổi sang mô hình sản xuất tiến bộ hơn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nghiên cứu. Đây là những yếu tố giúp một nền kinh tế trở nên năng động hơn và dựa trên tri thức nhiều hơn.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần triển khai một số chính sách hiệu quả nhằm kết nối các doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút các công ty lớn và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với các chuỗi này vẫn chưa mạnh. 

Do đó, nếu Chính phủ có thể tìm ra các chính sách và phương thức phù hợp để tăng cường sự liên kết này, không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển, mà còn đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của cả quốc gia trong tương lai.

Hiện tại, WB đang giúp Chính phủ Việt Nam đơn giản hóa và giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. 

Ngoài ra, các chuyên gia của WB cũng làm việc ở cấp địa phương để nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ vào ngành công nghiệp và doanh nghiệp tư nhân. 

Đặc biệt, công nghệ xanh là một trong những lĩnh vực được quan tâm và nghiên cứu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp bền vững, từ đó giúp nâng cao năng suất và phát triển bền vững hơn.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

THỜI GIAN CÔNG BỐ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP năm 2025

THỜI GIAN CÔNG BỐ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được công bố vào 8 giờ ngày 16/7.

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Tại Công văn 4168/BNV-CQĐP, Bộ Nội vụ hướng dẫn các mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã mới.

Nghị định 157/2025/NĐ-CP: Quy định mới về lương hưu, lộ trình nghỉ hưu, trợ cấp... đối với quân nhân, Công an, dân quân thường trực

Nghị định 157/2025/NĐ-CP: Quy định mới về lương hưu, lộ trình nghỉ hưu, trợ cấp... đối với quân nhân, Công an, dân quân thường trực

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định rõ về đối tượng, điều kiện hưởng lương hưu; lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu; mức lương hưu hằng tháng; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi