Quản lý chặt chẽ thị trường trái phiếu; tăng cường xử lý tổ chức tín dụng yếu kém

23/10/2022 06:58

(Chinhphu.vn) - Phải xây dựng được thể chế minh bạch, hiệu quả để đảm bảo cho người dân và doanh nghiệp trong việc giao dịch mua bán trái phiếu trên thị trường và phải có cơ chế kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tăng cường xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém để tạo ra hệ thống an ninh tiền tệ chặt chẽ và hiệu quả.

Phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, phát triển thị trường trái phiếu minh bạch, hiệu quả - Ảnh 1.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, đó là nỗ lực đáng trân trọng và là động lực để chúng ta tiếp tục phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra.

Ngày 22/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước.

Thảo luận tại Tổ 2, đa số các đại biểu đồng tình, đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và nhấn mạnh, năm 2022 nước ta hoàn thành và vượt 14/15 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến năm nay sẽ đạt khoảng 8%, trong khi đó, kế hoạch đề ra là 6%-6,5%. Nhiều chỉ tiêu về văn hóa, xã hội, ngân sách đều đạt. 

Điều quan trọng hơn là những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đương đầu thì cả thế giới hiện nay cũng đang gặp phải, xuất hiện rất nhiều yếu tố vừa bất định vừa bất ngờ vừa bất ổn và rất bất thường trước những yếu tố của thế giới.

Động lực để tiếp tục phấn đấu hoàn thành kế hoạch nhiệm kỳ

Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh), trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, đó là nỗ lực đáng trân trọng và là động lực để chúng ta tiếp tục phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra; hoàn thành kế hoạch kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu dẫn chứng, thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 đã đạt 94%, ước cả năm sẽ tăng tới 14,3% so với dự toán. Đối với, Thành phố Hồ Chí Minh, ước thu ngân sách cả năm 2022 sẽ khoảng hơn 426 nghìn tỷ đồng, là con số cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với dự toán. Đây là nỗ lực rất lớn của lãnh đạo chính quyền và nhân dân Thành phố, đóng góp vào mục tiêu chung của cả nước.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay là 585 tỷ đô la, xuất siêu là 7,24 tỷ đô la, là con số rất cao so với cùng kỳ, trong khi vốn đầu tư nước ngoài cũng đang tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, quốc phòng an ninh được tăng cường và giữ vững; thể chế tiếp tục hoàn thiện, hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện,...

Phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, phát triển thị trường trái phiếu minh bạch, hiệu quả

Tuy nhiên, theo đại biểu chúng ta vẫn còn những tồn tại nhất định, với tình hình như bên ngoài hiện nay đang bất ổn khiến chúng ta gặp nhiều thách thức trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Vì vậy, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị cần quyết liệt hơn trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường trái phiếu trong việc huy động nguồn vốn, đại biểu cho rằng "phải đảm bảo được thể chế minh bạch, hiệu quả, để đảm bảo cho người dân và doanh nghiệp trong việc giao dịch mua bán trái phiếu trên thị trường và phải có cơ chế kiểm tra, giám sát".

Bên cạnh đó, "chúng ta cũng phải tăng cường xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém để tạo ra hệ thống an ninh tiền tệ chặt chẽ và hiệu quả", đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi