Có hay không việc 'chạy trước' Nghị định 65/2022/NĐ-CP; thắt chặt phát hành trái phiếu riêng lẻ?

01/10/2022 20:08

(Chinhphu.vn) - Nghị định số 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngay từ ngày ký, sau khi ban hành thì áp dụng ngay. Chính vì vậy không có chuyện "chạy trước" và cũng không thể "chạy trước" được. Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng không thắt chặt việc phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Có hay không việc 'chạy trước' Nghị định 65/2022/NĐ-CP; thắt chặt phát hành trái phiếu riêng lẻ?

Không thể "chạy trước" Nghị định 65/2022/NĐ-CP được

Ngày 16/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP (Nghị định số 65) sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP (Nghị định số 153) quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Tại họp báo thường kỳ quý III vừa được Bộ Tài chính tổ chức, một số báo đặt câu hỏi "Liệu doanh nghiệp có chạy trước để không phải áp dụng Nghị định số 65/2022/NĐ-CP hay không?"

Trả lời, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nêu rõ: Nghị định số 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngay từ ngày ký, sau khi ban hành thì áp dụng ngay. Chính vì vậy không có chuyện "chạy trước" và cũng không thể "chạy trước" được. Đơn vị nào không áp dụng là sai.

Không nên đánh đồng việc doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn với việc ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP

Liên quan đến vấn đề mua lại trái phiếu trước hạn, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, cho biết: Tại Nghị định số 153 trước đây và Nghị định số 65/2022/NĐ-CP hiện tại, Chính phủ quy định rất rõ 2 khía cạnh liên quan đến mua lại trái phiếu trước hạn.

Một là mua lại trái phiếu trước hạn tự nguyện trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành với chủ sở hữu trái phiếu. Nội dung này được quy định tại Điều 7 Nghị định số 153.

Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn, hoặc hoán đổi theo thỏa thuận với chủ sở hữu trái phiếu để giảm nợ, cơ cấu lại nợ trái phiếu.

Riêng đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại.

Hai là mua lại trái phiếu bắt buộc được quy định ở Nghị định số 65/2022/NĐ-CP đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật, buộc phải mua lại trái phiếu trước hạn.

Theo đó, việc các doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn hoàn toàn căn cứ tình hình tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp phát hành, trong trường hợp tự nguyện mua lại trên cơ sở thỏa thuận với chủ sở hữu trái phiếu.

"Ta không nên đánh đồng việc doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn với việc ban hành Nghị định số 65/NĐ-CP dẫn đến siết chặt nên doanh nghiệp mới mua lại", bà Tâm nhấn mạnh.

Bộ Tài chính cũng như Chính phủ không siết chặt việc phát hành trái phiếu riêng lẻ

Cũng tại họp báo, một số phóng viên đặt câu hỏi "có phải cơ quan quản lý định thắt chặt hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ này bằng Nghị định 65/2022/NĐ-CP?".

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay, ngay sau khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề để phổ biến về nội dung này. Tại cuộc họp báo đó, những vấn đề tương tự đã được nêu ra và giải thích rất rõ.

Thứ trưởng khẳng định, Bộ Tài chính cũng như Chính phủ không siết chặt việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Nội dung của Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã quy định rất rõ và minh bạch các yêu cầu trong quá trình ban hành.

Bên cạnh đó, xác định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tham gia phát hành. Như vậy, quá trình phát hành sẽ được minh bạch, rõ ràng và cụ thể hóa trách nhiệm.

"Ai làm tốt, làm đúng mới dám minh bạch và dám phát hành. Các trường hợp cố tình làm sai sẽ lộ ngay, thậm chí còn không được ra thị trường nếu không đáp ứng yêu cầu minh bạch", Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Các chủ thể tham gia thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật

Trước đó, tại cuộc họp báo chuyên đề về Nghị định 65/2022/NĐ-CP được Bộ Tài chính tổ chức ngày 19/9 vừa qua, ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã giải thích khá rõ vấn đề này.

Cụ thể, với việc ban hành quy định mới về phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị các chủ thể tham gia thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo tính trung thực của hồ sơ chào bán trái phiếu, sử dụng vốn đúng mục đích, có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro...

Theo ông Điền, các nhà đầu tư cá nhân trước khi tham gia thị trường cần tự đánh giá bản thân phải có đủ năng lực để đánh giá được đầy đủ rủi ro.

Mọi hành vi "lách" các quy định của pháp luật để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro, tổn thất khi mua trái phiếu (có thể mất toàn bộ tiền đầu tư), mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện thanh kiểm tra để xử lý nghiêm minh những hành vi lách quy định này của pháp luật./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi