Chủ tịch nước: Cải cách tiền lương để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức

23/11/2022 07:37

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải cải cách tiền lương để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên chức, kể cả cán bộ hưu trí. Đồng thời phải thực hiện các giải pháp đồng bổ để "nâng lương mà không nâng giá".

Phải cải cách tiền lương để đảm bảo cuộc sống CBCCVC  - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu với cử tri Quận 10, TPHCM.

Ngày 22/11, tại TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc cử tri Quận 10 sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận 10 phản ánh lên Chủ tịch nước và tổ đại biểu Quốc hội nhiều vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…

Chủ tịch nước bày tỏ ghi nhận, đánh giá cao các cử tri nêu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, cả những điểm sáng và những bất cập trong quá trình phát triển nhưng trên tình thần vì lợi ích và sự phát triển chung của Thành phố HCM và đất nước.

Các ý kiến cũng cho thấy các tầng lớp nhân dân TPHCM có niềm tin với Đảng, Nhà nước, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng Đảng, Nhà nước và đất nước phát triển vững mạnh thời gian tới. 

Ghi nhận ý kiến cử tri, Chủ tịch nước đánh giá những phát biểu của cử tri quận 10 đối với TPHCM và đất nước rất chân thành, trách nhiệm.

Lãng phí là vấn nạn còn nghiêm trọng hơn cả tham nhũng

Đề cập đến vấn đề phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua được Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành, địa phương luôn quan tâm và làm rất tốt, đạt được những kết quả tốt.

Chủ tịch nước cho rằng trước hết phải đẩy mạnh công tác phòng trước khi chống. Trong đó có việc nâng cao đời sống cán bộ, công chức, đảng viên trong các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác chống lãng phí cũng phải được đẩy mạnh, nhất là chống thất thoát, lãng phí trong đất công, tài sản công. Vì lãng phí là vấn nạn còn nghiêm trọng hơn cả tham nhũng.

Cải cách tiền lương, bảo đảm cuộc sống cho CBCCVC; quan tâm hơn nữa  tới người nghèo

Nói về đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Chủ tịch nước cho rằng phải cải cách tiền lương để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên chức, kể cả cán bộ hưu trí. Đồng thời phải thực hiện các giải pháp đồng bộ, để "nâng lương mà không nâng giá". 

Đồng thời TPHCM cần quan tâm đến việc đầu tư nguồn lực, các chế độ chính sách trong lĩnh vực giáo dục, y tế, hạn chế tình trạng nghỉ việc, bỏ việc.

Đối với vấn đề cán bộ, công chức cấp xã, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cán bộ xã phường là những người trực tiếp với dân, trực tiếp mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nên cần tiếp tục quan tâm hơn và hoàn thiện chính sách hơn.

Trong lúc chính sách chế độ chưa hoàn thiện, Chủ tịch nước đề nghị cán bộ xã, phường, khu phố phát huy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân nơi địa bàn công tác, ra sức đóng góp giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân, xử lý kịp thời các vấn đề trên địa bàn.

"Quốc hội sẽ có những biện pháp trên cơ sở nguồn lực để xử lý tốt nhất chính sách cho cán bộ xã, phường", Chủ tịch nước nêu rõ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng TP.HCM là siêu đô thị, đông dân nên vẫn còn một bộ phận người nghèo, chưa ổn định cuộc sống. Do đó, Chủ tịch nước yêu cầu chính quyền TP.HCM quan tâm hơn, có nhiều chính sách hơn đối với người nghèo. Cần phát huy những mô hình tiêu biểu trong công tác chăm lo cho người nghèo, đồng bào tôn giáo trên tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Sửa Luật Đất đai phải "đánh" được những tiêu cực

Liên quan đến kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nhất là Luật Đất đai, Chủ tịch nước cho rằng hiện nay có ý kiến cho rằng, giàu lên cũng vì đất, nghèo cũng vì đất mà ở tù tội cũng do đất. 

Do đó trong xây dựng, hoàn thiện Luật Đất đai phải “đánh” được những tiêu cực, mặt trái này để đất đai thực sự trở thành nguồn lực quan trọng trong xây dựng phát triển đất nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân một cách tốt nhất.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu chính quyền TPHCM quan tâm giải quyết các vấn đề về tình hình xăng dầu, về thị trường tài chính, bất động sản…

Phối hợp với Bộ Công Thương để tìm nguyên nhân và triển khai các giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng thiếu xăng cục bộ và xây dựng cơ chế phù hợp để ổn định thị trường xăng dầu; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để ổn định và phát triển thị trường bất động sản, thị trường tài chính; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công...

Đồng thời, TPHCM cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định phát triển, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, cải cách hành chính trên tinh thần phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đầy trách nhiệm./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi