Kinh tế tăng trưởng ngoạn mục nhờ 'nghệ thuật' điều hành

13/09/2022 10:34

(Chinhphu.vn) - Kết quả tăng trưởng kinh tế trong 8 tháng năm 2022 là hết sức ngoạn mục. Cuối năm 2021, chúng ta không nghĩ được rằng đến thời điểm này chúng ta đạt được những kết quả này. Điều này cũng dự báo, có lẽ năm nay Việt Nam sẽ thể hiện rõ mình đang đi ngược với vòng xoáy của kinh tế thế giới.

Kinh tế tăng trưởng ngoạn mục nhờ 'nghệ thuật' điều hành - Ảnh 1.

GS. Hoàng Văn Cường: Kết quả tăng trưởng trong 8 tháng vừa qua là hết sức ngoạn mục. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chiều 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Việt Nam sẽ thể hiện rõ mình đang đi ngược vòng xoáy kinh tế thế giới

Phát biểu tại hội nghị, GS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, kết quả tăng trưởng trong 8 tháng vừa qua là hết sức ngoạn mục. Cuối năm 2021, chúng ta không nghĩ được rằng đến thời điểm này chúng ta đạt được những kết quả này. Điều này cũng dự báo, có lẽ năm nay Việt Nam sẽ thể hiện rõ mình đang đi ngược với vòng xoáy của kinh tế thế giới.

Theo GS. Hoàng Văn Cường, đây không phải là kết quả ngẫu nhiên, mà đây là một kết quả tất nhiên của việc chúng ta điều hành kinh tế, kiên định trong ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện nhiều biện pháp điều hành linh hoạt, gần như "nghệ thuật" điều hành.

Đồng thời Chính phủ đã thể hiện sự lắng nghe, cầu thị đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học và đặc biệt là tạo được niềm tin với người dân, doanh nghiệp nên chúng ta thu hút FDI, các nhà đầu tư quốc tế, lượng đầu tư lớn.

Rủi ro lớn nhất là nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới 

Nhận định tình hình kinh tế thời gian tới, GS. Hoàng Văn Cường cho rằng, chúng ta đã vượt qua áp lực về lạm phát ở quý II. Từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát sẽ không còn đe dọa nặng như giai đoạn trước.

Bởi lẽ chi phí đẩy - yếu tố chính của lạm phát, các yếu tố đầu vào đã tương đối kiểm soát được. Chính sách điều hành tiền tệ vừa qua cũng "chắc tay". Nếu chúng ta tiếp tục duy trì chính sách chắc tay như thế thì chúng ta sẽ đưa tình hình lạm phát thấp.

Theo GS. Hoàng Văn Cường, rủi ro lớn nhất cuối năm nay và sang năm là nguy cơ về suy thoái kinh tế thế giới sẽ dẫn tới nhiều khó khăn cho kinh tế trong nước.

Bởi tình trạng suy thoái kinh tế thế giới đã khá rõ và điều này đang thu hẹp thị trường thế giới, dẫn đến chúng ta là một nước xuất khẩu cũng bị bó hẹp thị trường.

Tác động này ảnh hưởng mạnh nhất đến khu vực FDI vì nhiều sản phẩm liên quan đến xuất khẩu. Còn khu vực trong nước, tác động này có lẽ thấp hơn vì phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước mang tính thiết yếu và mức độ điều chỉnh không mạnh như sản phẩm của FDI.

Cần nới lỏng kiểm soát lạm phát hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong nước

Chính vì thế, GS. Hoàng Văn Cường cho rằng, giai đoạn này có lẽ cần nới lỏng việc kiểm soát lạm phát và tăng cường hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước. Đây là việc cần thiết để tăng nguồn lực cho các doanh nghiệp phục hồi, lấy lại đà phát triển, tạo ra vị thế, chỗ đứng. Và nếu như nền kinh tế thế giới có đi vào lạm phát, khủng hoảng thì chúng ta cũng giữ được thị trường trong nước.

Vậy phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước như thế nào? Chúng ta cần có cơ chế để cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Hiện nguồn vốn của các doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Trong nguồn vốn, trước nay chúng ta dựa vào thị trường về tín dụng, trái phiếu, những năm gần đây, cụ thể là năm 2021, kinh tế tăng trưởng 2,58%, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 4%, thị trường hỗ trợ khá tốt cho doanh nghiệp, nhưng sang năm 2022 thì gần như không còn hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp nữa.

GS. Hoàng Văn Cường cho rằng, cần kiên định thực hiện chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt nhưng không phải thắt chặt.

Theo đó, chúng ta cần bổ sung các công cụ để kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Đồng thời cần phải mở rộng thêm 2 yếu tố để kiểm soát tăng trưởng.

Cụ thể là, ngân hàng nào có mức lãi suất cho vay bình quân thấp hơn mức bình quân chung thì tốc độ tăng trưởng phải cao hơn ngân hàng khác. Những ngân hàng duy trì được khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất vay thấp thì các ngân hàng đó cũng sẽ được tăng trưởng tín dụng cao.

GS. Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu chúng ta sử dụng những chỉ tiêu này thì sẽ biết được các ngân hàng thực sự quản trị tốt, có mức hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, không để xảy ra tình trạng các ngân hàng chạy đua để tăng lãi suất. Tất nhiên làm việc này vô cùng khó khăn đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực cho Ngân hàng nhà nước để kiểm soát hệ thống ngân hàng thông qua hệ thống số hóa.

Kiên định giữ tỷ giá, nhưng không cứng nhắc mà phải linh hoạt với thị trường

Ông Cường cũng cho rừng, từ nay đến cuối năm, áp lực về lạm phát không phải lớn, nhưng lớn nhất có lẽ là áp lực về kiểm soát tỷ giá. Theo ông, chúng ta không nên phá vỡ tỷ giá đồng tiền. Chúng ta phải kiên định giữ tỷ giá nhưng không có nghĩa là cứng nhắc mà phải linh hoạt với thị trường. Nếu chúng ta không ổn định được tỷ giá, nguy cơ dự trữ ngoại tệ của chúng ta chuyển thành dự trữ của cá nhân doanh nghiệp thì khi đó chúng ta sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ.

Điểm cuối cùng, về tăng đầu tư công và đầu tư doanh nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ giải ngân đầu tư công rất thấp dù Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt. Có lẽ điểm vướng nhất trong vấn đề này là sự e ngại của các nhà quản lý địa phương, pháp luật chưa đồng bộ, còn những điểm còn chồng chéo, không xử lý được.

Do vậy, Chính phủ cần mạnh dạn đề nghị Quốc hội cho phép cơ chế lựa chọn quy định pháp luật nào phù hợp nhất. Nếu như các điều khoản chồng chéo thì có thể lựa chọn một quy định phù hợp nhất để xử lý các vướng mắc về đầu tư công.

Đồng thời cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư tư nhân như: Hệ thống khuyến khích phát triển kinh tế xanh, điện gió hay vấn đề đầu tư cho phát triển hệ thống bất động sản không đáp ứng điều kiện pháp lý sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế…

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Tại Công văn 4168/BNV-CQĐP, Bộ Nội vụ hướng dẫn các mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã mới.

Nghị định 157/2025/NĐ-CP: Quy định mới về lương hưu, lộ trình nghỉ hưu, trợ cấp... đối với quân nhân, Công an, dân quân thường trực

Nghị định 157/2025/NĐ-CP: Quy định mới về lương hưu, lộ trình nghỉ hưu, trợ cấp... đối với quân nhân, Công an, dân quân thường trực

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định rõ về đối tượng, điều kiện hưởng lương hưu; lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu; mức lương hưu hằng tháng; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi