Không hy sinh cái này để chọn cái kia

13/09/2022 09:00

(Chinhphu.vn) - Thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô phải đi cùng với đảm bảo an sinh xã hội. Lựa chọn của chúng ta là chúng ta lựa chọn cả 3 thành tố chứ không phải hi sinh cái này để chọn cái kia.

Không hy sinh cái này để chọn cái kia

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội

Chiều 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh thông điệp: Thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô phải đi cùng với đảm bảo an sinh xã hội. Lựa chọn của chúng ta là chúng ta lựa chọn cả 3 thành tố chứ không phải hi sinh cái này để chọn cái kia.

Theo ông, cần phải nhìn nhận lại cả 3 động lực tăng trưởng là: tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu.

Vị chuyên gia nhận định, từ cuối năm nay và trong cả năm 2023, động lực cho xuất khẩu sẽ suy giảm đáng kể. Chính vì vậy, cần phải tập trung vào giải pháp đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường. Ví dụ như với Hiệp định EVFTA thì thị trường chính của chúng ta vẫn là các thị trường cũ, do đó ngay trong EVFTA thì Việt Nam cũng cần nghiên cứu các giải pháp để có thể mở rộng thêm thị trường và tham gia sâu hơn vào thị trường này.

Đầu tư công sẽ là cú huých tăng trưởng kinh tế năm 2023

Về đầu tư, ông Võ Trí Thành hi vọng trong năm nay và năm sau, đầu tư công là khâu quyết định chiếm 1/3 tổng đầu tư xã hội cả năm. Bây giờ mình đang giải ngân chậm thì đầu tư công sẽ là cú huých cho cả năm sau.

Riêng về tiêu dùng TS. Võ Trí Thành cho rằng, mức tiêu dùng năm tới sẽ không được như năm nay, bởi vì người tiêu dùng một phần sẽ thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, việc tiêu dùng kiểu "trả thù" (sau 2 năm dịch bệnh) cũng bớt dần, việc du lịch cũng giảm đi. Như vậy nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng từ du khách quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc sửa đổi các chính sách visa để thu hút được thêm du khách quốc tế là việc quan trọng.

Một động lực nữa cho tăng trưởng kinh tế là thu hút đầu tư FDI (bên cạnh thu hút đầu tư tư nhân). Cho đến nay các nước châu Âu chưa phê chuẩn Hiệp định về bảo hộ đầu tư, nhưng rõ ràng việc thu hút FDI chất lượng chưa được như kỳ vọng.

Theo TS. Võ Trí Thành, cùng với vấn đề hạ tầng, giải phóng mặt bằng, nhân lực, thể chế ưu đãi thì có 3 điều quan trọng trong thu hút FDI chất lượng đó là: Môi trường đầu vào phải xanh, môi trường số phải tốt, môi trường sống cho các chuyên gia phải tốt thì mới hi vọng thu hút được FDI có chất lượng.

Thận trọng với cung tiền

Về điều hành kinh tế vĩ mô, TS. Võ Trí Thành cho rằng nên thận trọng với cung tiền. Theo ông, với tốc độ tăng tín dụng, giả sử năm nay là 14% thì năm sau cũng là 14%, đây là con số không thấp.

Trong điều hành chính sách tiền tệ, cần quan tâm đến các vấn đề như quản lý nợ xấu, tăng vốn cho ngân hàng thương mại, tỉ lệ tín dụng trên GDP, quản lý tỉ giá, lãi suất,…

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo vốn cho nền kinh tế, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu cũng như trong những năm tới có thể chế tốt để phát hành trái phiếu là vấn đề quan trọng.

Cần thành lập Tổ điều hành kinh tế vĩ mô và quản trị rủi ro

Cuối cùng là cần phải linh hoạt trong điều hành tín dụng, hướng dòng tiền vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vào bất động sản đặc biệt là nhà ở công nhân, nhà ở xã hội…

Ngân hàng Nhà nước cần điều hành linh hoạt hơn, ở đây không có nghĩa là tháng 3 năm nay so với tháng 3 năm sau cũng phải tăng 14%, có thể có tháng lên, tháng xuống cần theo chu kỳ sản xuất của các nhóm mặt hàng quan trọng là con số tổng thể cả năm.

Cuối cùng, về cách điều hành, chúng ta đã có tổ điều hành kinh tế vĩ mô, TS. Võ Trí Thành cho rằng cần thêm mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Nên gọi tổ này là Tổ điều hành kinh tế vĩ mô và quản trị rủi ro và đảm bảo các cân đối lớn, để phạm vi hoạt động của Tổ điều hành này được tăng cường, mở rộng thêm. 

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, Chính phủ thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan và nữ sĩ quan bằng nhau.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi