Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền

17/05/2025 20:34

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các nghị định về phân cấp, phân quyền, Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ ban hành, bảo đảm thực hiện được ngay khi bộ máy mới vận hành.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hơn 1200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

 Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. 

Tham dự cuộc họp quan trọng này có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương liên quan.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận về việc triển khai kế hoạch của Chính phủ xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; nghe công bố quyết định thành lập 3 tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng các nghị định trên.

Trên tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", Chính phủ rà soát và xác định có hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền. 

Chính phủ tập trung rà soát tổng thể các luật chuyên ngành, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư theo ngành, lĩnh vực để đề xuất phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Việc xây dựng các nghị định ưu tiên tập trung vào các nội dung: về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (từ 3 cấp như hiện nay); phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, thể hiện nội dung phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền- Ảnh 2.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng các nghị định phải xác định rõ chủ thể, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thực hiện và bảo đảm công khai, minh bạch, gắn với kiểm tra, kiểm soát quyền lực để chính quyền địa phương chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi các đại biểu thảo luận cho ý kiến nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ, Ban Chỉ đạo quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị về phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền- Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền- Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự và phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền- Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự và phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền- Ảnh 6.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân cấp, phân quyền triệt để đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật. Các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách công tác xây dựng thể chế, luật pháp, các luật, nghị định, thông tư và phải bám sát cho đến khi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

Thủ tướng nhấn mạnh, về nguyên tắc, phải quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Rà soát từ Quốc hội, Chính phủ đến cấp xã để phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn. Không biết thì không quản, không ôm đồm, không bao biện, không làm thay và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong tổ chức thực hiện.

Các bộ ngành giữ vai trò kiến tạo, tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước

Cùng với phân cấp, phân quyền cho địa phương, các bộ ngành, cơ quan ở Trung ương giữ vai trò kiến tạo, không làm công việc cụ thể mà tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước: (i) xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (ii) xây dựng thể chế, pháp luật để quản lý và kiến tạo phát triển; (iii) xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để phát triển ngành, lĩnh vực nhanh, bền vững; (iv) thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; (v) đánh giá, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; (vi) thực hiện công tác thi đua khen thưởng, xử lý kỷ luật kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lý, hiệu quả.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền- Ảnh 7.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát để báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 30/5; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các nghị định, Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ ban hành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các nghị định phân cấp, phân quyền

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng các nghị định phải xác định rõ chủ thể, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thực hiện và bảo đảm công khai, minh bạch, gắn với kiểm tra, kiểm soát quyền lực để chính quyền địa phương chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi thực hiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Thường trực Chính phủ và Tổ công tác của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổ chức làm việc với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ về các nội dung, nhiệm vụ và dự thảo nghị định phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc và tổ chức thẩm định đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, đảm bảo thời gian, chất lượng các nghị định trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát để báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 30/5; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các nghị định, Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ ban hành, bảo đảm thực hiện được ngay khi bộ máy mới vận hành và sau đó tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, tinh thần là không cầu toàn, không nóng vội, vừa làm vừa điều chỉnh, bổ sung dần.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi