Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn

12/02/2025 18:55

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp

Sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Đẩy mạnh phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn

Ngày 10/2, Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và 03 dự thảo Nghị quyết. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sửa đổi cơ bản và hợp lý các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hóa đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hóa các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng nhằm tiếp tục đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp

Theo đó, dự thảo Luật gồm 07 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với Luật hiện hành) với các nội dung cơ bản như: Phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp; về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp; mô hình tổ chức chính quyền địa phương, cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp; tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;...

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tóm tắt

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. 

Nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và thống nhất với các chính sách được đề xuất trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật của Chính phủ. 

Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, nghiêm túc theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 4.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy

Tán thành phạm vi sửa đổi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật, một số ý kiến đề nghị tiếp tục kế thừa cách thức bố cục như Luật hiện hành; tiếp tục rà soát, đối chiếu với các dự thảo luật về tổ chức bộ máy nhà nước được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 để bảo đảm đồng bộ về chính sách và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể liên quan tới mô hình tổ chức chính quyền địa phương, phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương; điều khoản thi hành;... 

Trong đó, về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp, nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương là cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 5.

Các đại biểu tham gia phiên họp

Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện các quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của dự thảo Luật với quy định có liên quan trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể phân cấp, ủy quyền, đối tượng nhận phân cấp, ủy quyền, phương thức và điều kiện bảo đảm thực hiện; 

Bổ sung quy định giới hạn thời gian thực hiện ủy quyền tối đa để tránh việc ủy quyền có thể bị lạm dụng, kéo dài, không có sự phân biệt so với phân cấp;...

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu lưu ý, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp trong dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tính ổn định, lâu dài của Luật, nhất là các quy định có liên quan đến thẩm quyền về quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị.

Rà soát, chỉnh lý các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND, Chủ tịch UBND các cấp để phân định rõ ràng trách nhiệm của tập thể UBND và trách nhiệm của cá nhân Chủ tịch UBND, bảo đảm rõ nội dung công việc, rõ trách nhiệm, một việc chỉ giao cho một cá nhân hoặc cơ quan thực hiện....

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 6.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Kết luận nội dung thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ và cơ quan soạn thảo là Bộ Nội vụ đã khẩn trương chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật công phu, kỹ lưỡng; đồng thời, thống nhất với các nội dung cơ bản của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo xem xét, nghiên cứu hoàn thiện một số quy định liên quan đến phân cấp, đề cao tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong đó có chính quyền địa phương; ủy quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Đồng thời, giao Thường trực Ủy ban Pháp luật phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong quá trình tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật.

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 7.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực phân công, phân cấp cho các bộ, bộ trưởng

Cũng tại phiên họp, Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và thẩm tra 03 dự thảo Nghị quyết liên quan tới cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, dự thảo Luật gồm 5 chương 32 điều (so với Luật hiện hành giảm 2 chương, 18 điều), bảo đảm tính kế thừa và khái quát cao theo yêu cầu đổi mới xây dựng pháp luật.

Theo đó, dự thảo Luật tập trung hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, trong đó điểm mới là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực. 

Chính phủ phân công phạm vi quản lý nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ; phân cấp thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo phạm vi quản lý, bảo đảm phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ và người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ. 

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đã hoàn thiện các nội dung mang tính nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương.

Sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn- Ảnh 8.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương

Nêu ý kiến về nội dung này, các đại biểu cho rằng, nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và thống nhất với các chính sách được đề xuất trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. 

Tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, các ý kiến cũng nhấn mạnh, đây là dự án Luật quan trọng, là luật gốc về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, làm cơ sở cho việc phân quyền, phân cấp, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong các luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu lưu ý, nội dung sửa đổi tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) liên quan đến nhiều luật đang được sửa đổi, bổ sung như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân... 

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, đối chiếu để bảo đảm đồng bộ về chính sách và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, các đại biểu còn tập trung cho ý kiến về các nội dung liên quan tới nguyên tắc phân định thẩm quyền; phân quyền, phân cấp, ủy quyền; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;...

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi