Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy kiến tạo phát triển

12/02/2025 16:29

(Chinhphu.vn) - Chiều 12/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy kiến tạo phát triển- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả. 

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy kiến tạo phát triển- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực

Theo đó, Dự thảo Luật gồm 05 chương, 32 điều (so với Luật hiện hành giảm 02 chương, giảm 18 điều), bảo đảm tính kế thừa và khái quát cao theo yêu cầu đổi mới xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư và Quốc hội, bảo đảm ổn định và tuổi thọ lâu dài trong hệ thống pháp luật.

Nội dung dự thảo Luật tập trung hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, trong đó điểm mới là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực. 

Chính phủ phân công phạm vi quản lý nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ; phân cấp thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo phạm vi quản lý, bảo đảm phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ và người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ. 

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đã hoàn thiện các nội dung mang tính nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương;...

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy kiến tạo phát triển- Ảnh 3.

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ với các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. 

Về cơ bản, các tài liệu trong Hồ sơ đã bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hồ sơ trình xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và thống nhất với các chính sách được đề xuất trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. 

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến các luật đang được sửa đổi, bổ sung như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân... do đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đối chiếu để bảo đảm đồng bộ về chính sách và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy kiến tạo phát triển- Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra

Về nguyên tắc phân định thẩm quyền, Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 6.

 Để xử lý các nội dung còn giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã bổ sung quy định về những nội dung cần được quy định bằng luật và nghị quyết của Quốc hội (khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành), cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu “phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan lập pháp, hành pháp…”.

Đồng thời, Ủy ban Pháp luật cũng nhất trí với việc cần phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách thành viên Chính phủ và tư cách người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ. 

Tuy nhiên, quy định như tại dự thảo chưa thực sự rõ và có thể gây ra cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật. Do đó, đề nghị nghiên cứu làm rõ hơn để bảo đảm tính phù hợp, khả thi.

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy kiến tạo phát triển- Ảnh 5.

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp

Về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc bổ sung quy định tại các điều 7, 8 và 9 về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa trung ương và địa phương. 

Bên cạnh đó, những nội dung về phân quyền, phân cấp, ủy quyền được thể hiện ở dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Ngoài ra, về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban Pháp luật đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu quy định theo hướng khái quát hơn, đồng thời bảo đảm sự thống nhất với các luật có liên quan....

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi