CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

Diễn đàn của nhân dân, doanh nghiệp về xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục

09:32 - 03/09/2022

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu toàn ngành Giáo dục, các Sở, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục.<a href="https://haiphong.gov.vn/upload/haiphong/product//2022/08-2022/000099056/Chi-thi-14378.pdf"></a>

Để thực hiện tốt Chủ đề năm học 2022 - 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đối mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND yêu cầu toàn ngành Giáo dục, các Sở, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục.

Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường. 

Tập trung xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai các quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ, đề án, chương trình để cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển giáo dục và đào tạo bảo đảm tính hiệu quả, khả thi để hoàn thành các mục tiêu năm học và định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 

Trong đó, sớm rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng tích hợp với quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường

Triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích. 

Tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học.

Tổ chức triển khai hiệu quả các kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025”, Chương trình “Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025”; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh gắn kết với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết.

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Từng bước xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. 

Thực hiện hiệu quả Quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp trường, lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và biên chế được giao theo quy định. Thực hiện kịp thời và đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục. 

Chú trọng công bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá chuẩn và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học.

Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển dịch vụ giáo dục và đào tạo

Dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn để thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3, 4, 5.

Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển dịch vụ giáo dục và đào tạo; trong đó chú trọng phát triển hệ thống các trường phổ thông, trường phổ thông nhiều cấp học, cơ sở giáo dục đại học tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao do các doanh nghiệp, tập đoàn giáo dục có uy tín trong và ngoài nước đầu tư.

Ưu tiên củng cố, phát triển các trường ở khu vực còn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các khu vực có tốc độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp cao. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới và triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới. Nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”. 

Phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng đa dạng nhu cầu đến trường của trẻ em; quan tâm phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn và vùng có khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 

Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương của thành phố; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. C

ủng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Phát triển giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt

Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc 5 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông. 

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chất lượng, hiệu quả. 

Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tể - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động. 

Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng chính sách khác.

Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Phát triển giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt để đáp ứng quyền được học tập của người học là người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức tốt các Kỳ thi trong năm học 2022 - 2023, trong đó chú trọng Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 và Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.

Xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học Tổ chức triển khai thực hiện Khung chiến lược phát triển giáo dục đại học và Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học một cách toàn diện, thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu gắn với trách nhiệm giải trình. Củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học trên địa bàn theo hướng đáp ứng nhu cầu nguồn lực chất lượng cao của thành phố. Khuyến khích, thu hút đầu tư thành lập trường đại học, phân hiệu đại học của các tập đoàn giáo dục, các đại học lớn, uy tín cao trong nước và thế giới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; tăng cường các điều kiện đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh CCHC, tăng cường thực hiện TTHC qua dịch vụ công trực tuyến và bộ phận một cửa, một cửa liên thông. 

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025”.

Triển khai xây dựng hạ tầng giáo dục và đào tạo số của thành phố bảo đảm đồng bộ, kết nối, chia sẻ liên thông với hạ tầng giáo dục số của cả nước, hạ tầng số của thành phố. Triển khai hệ thống quản trị cơ sở giáo dục, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Khuyến khích phát triển các ứng dụng các công nghệ, ứng dụng phần mềm, phát triển dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động quản lý hệ thống, hoạt động dạy và học trong các trường học.

Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục Khuyến khích các hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo từ các quốc gia phát triển; thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học có uy tín được xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng uy tín của thế giới. 

Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam. Đẩy mạnh thu hút sinh viên, nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Hải Phòng. 

Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Hải Phòng. Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo 7 dục phổ thông (PASEC, PISA...) và các bảng xếp hạng trường đại học có uy tín quốc tế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, gắn với các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động và việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 

Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thi đua, khen thưởng, coi thi đua là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chủ động phát hiện, biểu dương và nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn ngành./.