Đề xuất quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

02/04/2025 08:42

(Chinhphu.vn) - Về tiền lương của người lao động và Ban điều hành, tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, Bộ Nội vụ đề xuất quy định xác định quỹ tiền lương thông qua mức lương bình quân, đơn giá tiền lương ổn định và xác định quỹ tiền lương đối với một số trường hợp, tạm ứng, dự phòng và phân phối tiền lương.

Đề xuất quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

 Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. 

Dự thảo nêu rõ, nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP, trong đó năng suất lao động tính theo hướng dẫn tại Phụ lục dự thảo.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp để loại trừ khi xác định tiền lương, thù lao được quy định tại Điều 4 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP, trong đó việc tính toán tác động của yếu tố khách quan phải được lượng hóa thành giá trị, số liệu cụ thể theo nguyên tắc: yếu tố khách quan làm tăng năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thì phải giảm trừ, yếu tố khách quan làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thì được cộng thêm vào năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận khi xác định tiền lương, thù lao.

Quản lý lao động, thang lương, bảng lương

Theo dự thảo, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch lao động, tuyển dụng, sử dụng lao động và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

Việc xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP, trong đó đối với doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương của người lao động, Ban điều hành, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP thì được quyền tiếp tục thực hiện theo thang lương, bảng lương hiện hành của doanh nghiệp. Trường hợp thang lương, bảng lương, phụ cấp lương không đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thang lương, bảng lương.

Xác định quỹ tiền lương

Về tiền lương của người lao động và Ban điều hành, tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất quy định xác định quỹ tiền lương thông qua mức lương bình quân; xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định và xác định quỹ tiền lương đối với một số trường hợp, tạm ứng, dự phòng và phân phối tiền lương.

Trong đó, xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định, dự thảo đề xuất quy định như sau:

Đơn giá tiền lương ổn định (*)

Đơn giá tiền lương ổn định (đơn giá) được xác định bằng tổng tiền lương của các năm liền trước năm đầu tiên áp dụng đơn giá chia cho tổng các giá trị chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, trong đó:

Tổng tiền lương là tổng quỹ tiền lương thực tế thực hiện của người lao động và Ban điều hành của các năm liền trước năm đầu tiên áp dụng đơn giá (tính theo năm tài chính). Đối với doanh nghiệp xác định đơn giá mà phải sử dụng các quỹ tiền lương thực hiện từ năm 2024 trở về trước thì quỹ tiền lương thực hiện từ năm 2024 trở về trước gồm quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và phần tiền lương thực tế đã chi trả cho Ban điều hành và tiền thưởng an toàn đối với doanh nghiệp đang thực hiện chế độ thưởng an toàn (nếu có).

Số các năm liền trước bằng số năm doanh nghiệp dự kiến áp dụng đơn giá (tối thiểu 02 năm, tối đa 05 năm).

Tổng các giá trị chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp lựa chọn theo tổng sản phẩm, sản lượng (kể cả sản phẩm, sản lượng quy đổi) hoặc tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương hoặc lợi nhuận hoặc chỉ tiêu khác phản ánh được đặc điểm, tính chất, hao phí lao động của người lao động) thực tế thực hiện của các năm liền trước năm đầu tiên áp dụng đơn giá (tính theo năm tài chính).

Xác định quỹ tiền lương thực hiện

Quỹ tiền lương theo đơn giá được xác định theo công thức sau:

QTLĐG = ĐG X TCTĐGTH

Trong đó:

QTLĐG: Quỹ tiền lương theo đơn giá.

ĐG: Đơn giá, xác định theo quy định trên.

TCTĐGTH: Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp lựa chọn tính đơn giá của năm thực hiện.

Căn cứ quỹ tiền lương theo đơn giá tại công thức trên, doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương thực hiện gắn với năng suất lao động và lợi nhuận như sau:

1- Doanh nghiệp có lợi nhuận năm thực hiện không thấp hơn lợi nhuận bình quân thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương theo đơn giá và điều chỉnh theo năng suất lao động như sau:

Trường hợp mức tăng (theo tỷ lệ %) quỹ tiền lương theo đơn giá so với quỹ tiền lương bình quân bằng hoặc thấp hơn hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động thực hiện so với năng suất lao động bình quân thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định bằng quỹ tiền lương theo đơn giá.

Trường hợp mức tăng (theo tỷ lệ %) quỹ tiền lương theo đơn giá so với quỹ tiền lương bình quân cao hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động thực hiện so với năng suất lao động bình quân thì phải giảm trừ quỹ tiền lương theo đơn giá, bảo đảm mức tăng (theo tỷ lệ %) quỹ tiền lương theo đơn giá so với quỹ tiền lương bình quân không vượt quá mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động thực hiện so với năng suất lao động bình quân.

Quỹ tiền lương bình quân được xác định bằng bình quân của các quỹ tiền lương thực tế thực hiện tại quy định (*) nêu trên.

2- Doanh nghiệp có lợi nhuận năm thực hiện vượt lợi nhuận bình quân thì được tính thêm tiền lương vào quỹ tiền lương thực hiện quy định tại khoản 1 nêu trên theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận thì được tăng thêm tối đa 2% quỹ tiền lương thực hiện, nhưng phần tiền lương tăng thêm không quá 20% phần lợi nhuận năm thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch và không quá 02 tháng tiền lương bình quân thực hiện xác định trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện theo khoản 1 nêu trên chia cho số lao động bình quân thực tế sử dụng tính theo Phụ lục dự thảo.

3- Doanh nghiệp có lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận bình quân thì phải giảm trừ quỹ tiền lương theo đơn giá tương ứng theo tỷ lệ (%) hoặc theo giá trị tuyệt đối của phần lợi nhuận năm thực hiện thấp hơn so với lợi nhuận bình quân, bảo đảm quỹ tiền lương thực hiện sau khi giảm trừ không thấp hơn quỹ tiền lương tính trên cơ sở số lao động bình quân thực tế sử dụng và mức tiền lương chế độ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

4- Doanh nghiệp năm thực hiện không có lợi nhuận hoặc lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện được tính trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương chế độ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 44/2025/NĐ- CP. Trường hợp giảm lỗ (kể cả năm thực hiện không có lợi nhuận) so với lợi nhuận bình quân thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ để xác định quỹ tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.

Dự thảo nêu rõ, lợi nhuận bình quân quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 nêu trên được xác định bằng bình quân của lợi nhuận thực hiện của các năm tương ứng với các năm doanh nghiệp tính quỹ tiền lương thực hiện theo quy định (*) nêu trên.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi