Triển khai giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn

27/03/2023 16:51

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15 về ''Triển khai nội dung giám sát của Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4''. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu nội dung chính của Kế hoạch.

Triển khai giám sát việc thực hiện ccs Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn - Ảnh 1.

Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15 về ''Triển khai nội dung giám sát của Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4''. Đồ họa Quochoi.vn

Thực hiện nghiêm Nghị quyết giám sát - cơ sở quan trọng để tiến hành lấy phiếu tín nhiệm

Theo Cổng TTĐT Quốc hội, Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15 được xây dựng nhằm đánh giá toàn diện việc thực hiện của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước đối với một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4; đồng thời làm rõ trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội của các cơ quan và người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát.

Các kiến nghị, đề xuất của Chính phủ, các cơ quan sẽ được Quốc hội quan tâm, xem xét, kịp thời, điều chỉnh phù hợp trong chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật, xử lý những tồn tại, vướng mắc, bảo đảm các nghị quyết của Quốc hội được thực hiện nghiêm.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng hướng đến cung cấp thêm thông tin, là cơ sở quan trọng để Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. 

Thể hiện trách nhiệm của Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung đã được giám sát, những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, nhằm tăng cường sự đồng thuận, tin tưởng của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Chính phủ, các Bộ, ngành trong bộ máy Nhà nước và hoạt động của Quốc hội.

Trên cơ sở kết quả đã thực hiện, Quốc hội ban hành nghị quyết về việc tiếp tục xem xét, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn, xem xét chấm dứt hiệu lực thi hành đối với các nghị quyết đã thực hiện xong, đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, thời hạn thực hiện trong thời gian tới đối với các nghị quyết chưa thực hiện xong.

Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15 yêu cầu các cơ quan bám sát quy định của pháp luật và Kế hoạch này để triển khai thực hiện. 

Cụ thể, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước cần báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội cần đánh giá đầy đủ theo từng nội dung (theo đề cương gửi kèm) và bảo đảm yêu cầu về chất lượng và tiến độ. 

Theo đó, báo cáo cần nêu rõ những nhiệm vụ đã hoàn thành, chưa hoàn thành, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân (khách quan, chủ quan), những nhiệm vụ đang trong quá trình triển khai (có số liệu cụ thể); chú trọng xác định mốc thời gian và định lượng các chỉ tiêu cần hoàn thành trong thời gian tới. 

Trường hợp nội dung trùng nhau giữa các nghị quyết, đề nghị tập trung báo cáo theo một nghị quyết và dẫn chiếu các nghị quyết còn lại.

Triển khai giám sát việc thực hiện ccs Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn - Ảnh 3.

Đánh giá đầy đủ, khách quan, minh bạch hoạt động của các cơ quan

Bên cạnh đó, Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15 cũng yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được phân công thẩm tra tổ chức giám sát, khảo sát (nếu cần thiết) để phục vụ việc thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Kế hoạch nêu rõ, báo cáo thẩm tra cần đánh giá đầy đủ, bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, những chuyển biến sau khi nghị quyết của Quốc hội ban hành; trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan; những yêu cầu tiếp tục triển khai trong thời gian tới. 

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề cụ thể, thiết thực về thể chế và công tác tổ chức, điều hành giúp cho các cơ quan tiếp tục triển khai các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn hiệu quả, chất lượng và bảo đảm tiến độ;

Kết quả giám sát đặt ra yêu cầu sửa đổi pháp luật thì nêu rõ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng pháp luật giai đoạn 2023 - 2025 theo tiến độ được đề ra trong Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15.

Theo Kế hoạch số 435/KH-UBTVQH15, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ xem xét việc thực hiện đối với một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn sau: Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; 

Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Triển khai giám sát việc thực hiện ccs Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn - Ảnh 4.

Quốc hội cũng sẽ xem xét việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về tiếp tục tăng cường; hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; 

Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (tính từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4), Quốc hội sẽ xem xét việc thực hiện đối với các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn sau: Nghị quyết số 41/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; 

Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030.

Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 ngày 16/6/2022 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 15/11/2022 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi