VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR

31/03/2025 09:05

(Chinhphu.vn) - Đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người đã đến Myanmar triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ người dân khắc phục thảm họa động đất. Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp đồ cứu trợ theo đề nghị của Myanmar, viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar khắc phục hậu quả động đất.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 1.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanamar.

Dự kiến đoàn Việt Nam sẽ cứu hộ tại thành phố Mandalay, cách Naypyidaw khoảng 200km

Sau khi đến sân bay quốc tế Yangon vào tối 30/3, lực lượng của Việt Nam tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar đã di chuyển bằng ô tô qua quãng đường gần 500km để tới thủ đô Naypyidaw vào lúc hơn 3 giờ sáng 31/3.

Theo Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, đoàn cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sau khi đến thành phố Yangon lúc 20h30 tối 30/3 đã lập tức vượt quãng đường gần 500 km bằng xe ô tô để đến thành phố Naypyidaw lúc 3h sáng 31/3.

Trong sáng nay, đoàn sẽ làm việc với ủy ban điều phối của Myanmar để thống nhất về nghiệp vụ, nội dung phương pháp và cách thức tổ chức tìm kiếm cứu nạn. 

Theo thông báo của phía bạn, dự kiến đoàn sẽ hành quân đến thành phố Mandalay, cách thủ đô Naypyidaw khoảng 200km, vì đây là khu vực tâm chấn và thiệt hại nặng về người, trong đó nhiều nạn nhân vẫn đang mắc kẹt dưới đống đổ nát.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 2.

Lễ bàn giao hàng cứu trợ cho phía Myanmar.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ cho biết thêm, ngay sau khi đến Mandalay, lực lượng cứu hộ của Việt Nam sẽ nhanh chóng ổn định nơi ăn ở, tổ chức các lực lượng trinh sát thực địa, xác định quyết tâm và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm các nạn nhân. 

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ chia thành 3 mũi đi theo 3 hướng tìm kiếm với tinh thần nhanh nhất có thể, nhằm giảm thiểu thiệt hại, mất mát, đau thương cho đất nước và nhân dân Myanmar.

"Với tinh thần quyết liệt, lực lượng trong đoàn công tác không quản ngại khó khăn, gian khổ. Hiện nay, đoàn cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng cũng như Bộ Công an có mặt ở Myanmar sẵn sàng nhận và thực hiện các nhiệm vụ sau khi trao đổi, thống nhất với phía bạn", Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 3.

Lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất của Việt Nam tại sân bay quốc tế Yangon.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến sân bay Yangon, Myanmar

Tối 30/3, Đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng và Đại tá Nguyễn Minh Khương Phó Cục trưởng, Cục phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công An, cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar.

Ra sân bay đón đoàn về phía Myanmar có ông U Soe Thein, Thủ hiến vùng Yangon; phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Lý Quốc Tuấn, Tùy viên quốc phòng, Đại tá Đào Văn Duy, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 4.

Trao đổi với Thủ hiến Yangon U Phyo Min Thein tại sân bay Yangon, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Trưởng đoàn Việt Nam chia buồn sâu sắc với Myanmar trước những thiệt hại nặng nề do trận động đất ngày 28-3 gây ra, đồng thời hy vọng Myanmar sẽ sớm phục hồi sau thảm họa. 

Thủ hiến Yangon cảm ơn Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng cử lực lượng sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất và nhấn mạnh điều này thể hiện tình cảm tốt đẹp giữa hai đất nước và nhân dân hai nước.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 5.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Trưởng đoàn Việt Nam trao đổi với Thủ hiến Yangon. Ảnh QĐND

Sau khi ra khỏi sân bay, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam di chuyển bằng ô tô tới điểm tập kết ở thủ đô Naypyidaw, cách Yangon hơn 450km, để trao đổi và phối hợp với phía bạn trong việc triển khai các phương án tìm kiếm nạn nhân. 

Theo kế hoạch, từ ngày 31/3, đội cứu hộ của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất. 

Hàng cứu trợ cũng sẽ được chuyển tới người dân vùng bị nạn.

Theo TTXVN, để giúp Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp đồ cứu trợ theo đề nghị của Myanmar, viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar khắc phục hậu quả động đất. 

Theo kế hoạch, từ ngày 31/3, đội cứu hộ của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất. 

Hàng cứu trợ cũng sẽ được chuyển tới người dân vùng bị nạn.

Đây là những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Myanmar, một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong việc khắc phục và giảm nhẹ hậu quả sau thiên tai, thể hiện truyền thống “thương người như thể thương thân”, tinh thần trách nhiệm quốc tế và nghĩa cử nhân đạo của Việt Nam, đồng thời khẳng định uy tín và năng lực của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Việt Nam trong tham gia các hoạt động quốc tế.

Trước đó, hôm 28/3, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Hội Hữu nghị Việt Nam - Myanmar cũng đã gửi điện thăm hỏi người dân Myanmar.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 7.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi cùng ông ông Soe Ko Ko, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam.

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Chiều 30/3, Đoàn Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam gồm 80 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã lên đường sang hỗ trợ nước bạn Myanmar khắc phục hậu quả động đất.

Lễ tiễn Đoàn QĐND Việt Nam diễn ra vào lúc 14 giờ 15 phút ngày 30-3 tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài dưới sự chủ trì của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 8.

Cùng tham dự buổi lễ còn có: Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; ông Soe Ko Ko, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam cùng lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 9.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi, động viên các lực lượng trước lúc lên đường.

Phát biểu tại lễ tiễn, thay mặt Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến biểu dương tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của tất cả các cơ quan, đơn vị.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 10.

Đặc biệt, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng biểu dương 80 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã xác định tốt nhiệm vụ, khẩn trương thu xếp công việc gia đình, cơ quan và hoàn thành mọi công tác chuẩn bị.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 11.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết phía nước bạn đang hy vọng, chờ đợi lực lượng cứu hộ, cứu nạn của các quốc gia, trong đó có Việt Nam đến hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất. 

Do đó, từng bộ phận và cá nhân thuộc lực lượng cứu hộ của QĐND Việt Nam đã quán triệt, triển khai làm tốt công tác chuẩn bị với khí thế quyết tâm cao. Chỉ trong thời gian ngắn chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ, các quân nhân đã xác định tâm thế và quyết tâm hoàn thành sứ mệnh cao cả. 

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 12.

“Với tinh thần trách nhiệm, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hy vọng các đồng chí sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thay mặt lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, xin chúc các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam anh hùng, QĐND Việt Nam anh hùng và truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đoàn kết, an toàn”.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 13.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 14.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định việc Quân đội ta cử lực lượng sang nước bạn tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa thể hiện chính sách đối ngoại ưu việt, trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam; đồng thời thể hiện, khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm và năng lực của QĐND Việt Nam trong hội nhập, quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 15.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar 

Trưa 30/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; đại biểu lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 16.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, Đại tướng Nguyễn Tân Cương nêu rõ, thực hiện phương châm đối ngoại của Đảng, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế; từ truyền thống đạo lý nhân đạo, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam; thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ; Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định cử lực lượng QĐND Việt Nam sang tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Myanmar.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương nêu rõ, việc cử lực lượng tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại nước bạn thể hiện chính sách đối ngoại ưu việt, trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam; đồng thời, thể hiện, khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm và năng lực của QĐND Việt Nam trong quan hệ, hợp tác quốc tế. 

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 17.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương chụp ảnh cùng các đại biểu và lực lượng QĐND Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.

Đối với các quân nhân tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Myanmar, đây là vinh dự thực hiện một nhiệm vụ quốc tế cao cả; thể hiện sinh động phương châm, quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước; thể hiện truyền thống, đạo lý “thương người như thể thương thân” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 18.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn phát biểu tại hội nghị

Đại tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại Myanmar, với vai trò đại diện cho đất nước và QĐND Việt Nam, các thành viên trong đoàn cần nêu cao tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội tin tưởng giao phó. 

Đặc biệt, chú trọng giải quyết tốt các mối quan hệ, phối hợp với các lực lượng quốc tế, chính quyền và người dân bản địa; phát huy truyền thống của QĐND Việt Nam, để lại ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và người dân Myanmar.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 19.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng động viên các lực lượng chuẩn bị lên đường tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.

Ngay sau khi nhận được tin xảy ra động đất tại Myanmar, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chủ động tham mưu với Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ cử lực lượng QĐND Việt Nam sang hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất tại nước bạn.

Ngay trong ngày 29-3, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Binh chủng Công binh, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thành lập lực lượng tham gia tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa của QĐND Việt Nam tại Myanmar gồm 80 quân nhân.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 20.

Trong đó, Đội Quân y thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có quân số 30 người; Đội Công binh cứu sập thuộc Binh chủng Công binh gồm 30 người; Đội Chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng có 9 người và 6 chó nghiệp vụ; Bộ phận chỉ huy và cơ quan gồm 11 người. 

Tổng chỉ huy lực lượng là Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 21.

Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật được giao chuẩn bị 40 tấn lương khô, 30 tấn hàng hóa khác giúp nhân dân Myanmar; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Myanmar. 

Cục Đối ngoại phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân và các hãng hàng không dân dụng chuẩn bị tốt phương tiện vận chuyển hàng hóa, trang bị đến sân bay quốc tế Nội Bài và hiệp đồng với các lực lượng chức năng nước bạn triển khai kế hoạch vận chuyển hàng hóa, cơ động lực lượng đến vùng tâm chấn động đất.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 22.

Lãnh đạo Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật tặng quà, động viên lực lượng quân y.

Lực lượng quân y sẵn sàng lên đường tham gia cứu trợ thảm họa động đất tại Myanmar

Sáng 30/3, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho đội quân y tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật dự chỉ đạo; Thiếu tướng Hà Như Lợi, Phó chủ nhiệm Tổng cục chủ trì hội nghị. 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/3 về việc cử lực lượng tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả thảm họa động đất tại Myanmar, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật đã khẩn trương triển khai lực lượng quân y gồm 30 y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên phục vụ, bảo đảm tham gia thực hiện nhiệm vụ. 

Trong đó có 1 đội quân y cứu trợ thảm họa của Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y) 16 đồng chí; 1 tổ quân y cứu trợ thảm họa của Bệnh viện Quân y 105 gồm 7 đồng chí và 1 tổ hồi sức - cấp cứu của Bệnh viện Quân y 354 gồm 7 đồng chí.

Ngay trong đêm 29/3, các trang bị, thuốc, vật tư quân y đã được chuẩn bị đầy đủ theo danh mục của các tổ, đội quân y. Số lượng đảm bảo cứu trợ trong 2 tuần, xử trí cho 50 - 100 nạn nhân/ngày. 

Trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật, như: Lều bạt, máy phát điện; dụng cụ điện nước, nấu ăn, lương thực thực phẩm và vật chất hậu cần, kỹ thuật khác cũng được khẩn trương chuẩn bị đầy đủ trong sáng ngày 30-3.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 23.

Phát biểu giao nhiệm vụ cho lực lượng quân y trước giờ lên đường, thay mặt lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Thiếu tướng Hà Như Lợi chúc các đồng chí cán bộ, bác sĩ, nhân viên quân y, nhân viên hậu cần lên đường làm nhiệm vụ quốc tế luôn mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Biểu dương các cơ quan, đơn vị và từng đồng chí được giao nhiệm vụ trong một thời gian rất ngắn đã tích cực chủ động làm tốt công tác chuẩn bị để lên đường theo đúng kế hoạch.

Thiếu tướng Hà Như Lợi nhấn mạnh, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân ái, "lá lành đùm lá rách", sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ bạn bè, cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề khó khăn. 

Thực hiện phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, trong những ngày qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã khẩn trương có những hoạt động thiết thực động viên, chia sẻ khó khăn với nhân dân Myanmar.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị đã gấp rút làm công tác chuẩn bị để đưa lực lượng, phương tiện cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar khắc phục thảm họa. 

Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, có nhiều khó khăn đặt ra. Các lực lượng phải hoạt động độc lập xa sự chỉ huy, chỉ đạo của đơn vị; thiếu thốn mọi mặt; nhiệm vụ vất vả, yêu cầu cao, phải tranh thủ từng giây, từng phút và thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Nhất là sự khác biệt về ngôn ngữ, là một khó khăn lớn cho hoạt động thu dung, cấp cứu, điều trị... 

Với truyền thống, phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, các cán bộ, nhân viên quân y đã sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ, với ý chí quyết tâm cao; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật yêu cầu lực lượng quân y trong bất kỳ hoàn cảnh điều kiện nào cần luôn quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta; truyền thống nhân đạo của dân tộc; nhiệm vụ của Quân đội, nhiệm vụ được giao trong đợt công tác đặc biệt này.

Từng đồng chí phải nhận thức rõ đây là nhiệm vụ rất khó khăn gian khổ, vất vả, song rất vinh dự và tự hào. 

Do đó, phải xây dựng được ý chí quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; cùng với các lực lượng quốc tế có mặt tại đây nhanh chóng khắc phục thảm họa thiên tai, giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân Myanmar.

Trong quá trình triển khai nhiệm vụ cần chú trọng công tác phối hợp hiệp đồng với lực lượng công binh, lực lượng huấn luyện chó nghiệp vụ và các lực lượng của Việt Nam đang có mặt tại đây. 

Phối hợp hiệp đồng với lực lượng cứu hộ của nước sở tại; các lực lượng quốc tế, nhất là trong tổ chức vận chuyển người bị nạn, để bảo đảm việc thu dung, điều trị được kịp thời, hiệu quả.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 24.

Thiếu tướng Hà Như Lợi lưu ý, trong điều kiện dã ngoại, thiếu các điều kiện cần thiết, nhưng lực lượng quân y cần chú ý thực hiện tốt các quy trình chuyên môn, nâng cao chất lượng thu dung cấp cứu, điều trị, giảm thiểu tai biến, hạn chế rủi ro. Chú trọng công tác tâm lý tiếp xúc nạn nhân, bệnh nhân trong điều kiện mất cân bằng về tâm lý, khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo.

Thời điểm hiện tại đất nước Myanmar đang rất khó khăn, thiếu lực lượng cán bộ, nhân viên y tế, cứu hộ, cứu nạn, yêu cầu các đồng chí bên cạnh việc nỗ lực thực hiện tốt công tác chuyên môn, cần chủ động bảo đảm các sinh hoạt cá nhân, bảo đảm an ninh an toàn, bảo đảm sức khỏe để sẵn sàng làm nhiệm vụ trong thời gian dài. Do đó, các bộ phận và từng cán bộ, nhân viên rà soát lại công tác chuẩn bị thực sự chu đáo trước giờ lên đường.

Thực hiện nhiệm vụ xa Tổ quốc, trong điều kiện có nhiều khó khăn, lực lượng quân y cần phải phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỷ luật của Quân đội, nhất là quy chế đối ngoại, pháp luật và tôn trọng phong tục, tập quán của nước sở tại. 

Thường xuyên báo cáo tình hình về nước theo quy định, giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. 

Các cơ quan của Tổng cục và các đơn vị có lực lượng tham gia, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của Quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả này.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 25.

Bệnh viện Quân y 103 giao nhiệm vụ cho 16 đồng chí cán bộ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar 

Sáng 30/3, Bệnh viện Quân y 103 giao nhiệm vụ cho 16 đồng chí cán bộ, y bác sĩ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar.

Được biết, sau khi nhận lệnh, ngay trong tối 29/3, các cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện Quân y 103 đã chuẩn bị đầy đủ quân tư trang, dụng cụ, thiết bị, đồ ăn như: Quần, áo, chăn, đèn pin, thuốc men, thiết bị y tế, mỳ tôm, lương khô…

Đại tá, PGS.TS Lương Công Thức, Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 cho biết, việc cử lực lượng đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Myanmar thể hiện trách nhiệm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. 

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 26.

Khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm và năng lực của Bộ đội Quân y Việt Nam trong quan hệ, hợp tác quốc tế, phát huy phẩm chất tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Nhiệm vụ khó khăn, vất vả nhưng ý nghĩa chính trị rất lớn, góp phần lan tỏa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trên trường quốc tế. 

Đồng chí mong toàn đội vững quyết tâm, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với truyền thống đơn vị 4 lần Anh hùng lực Lượng vũ trang nhân dân.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 27.

Lữ đoàn 971 vận chuyển 40 tấn lương khô phục vụ công tác cứu trợ tại Myanmar

Sáng 30/3, Lữ đoàn 971, Cục Xe máy-Vận tải (Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật) phối hợp với Công ty Cổ phần 22 (Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật) vận chuyển lương thực tập kết tại sân bay Nội Bài phục vụ công tác cứu trợ thảm họa động đất tại Myanmar.

Trung tá Nguyễn Trung Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần 22 cho biết: “Sau khi nhận được chỉ đạo của thủ trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật về triển khai công tác bảo đảm lương khô phục vụ cứu trợ tại Myanmar, Công ty đã triển khai kiểm tra sản phẩm trong kho hiện có cũng như quy cách đóng gói, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm kỹ lưỡng trước khi xuất kho, đồng thời huy động cán bộ, nhân viên, người lao động tham gia bốc xếp lương khô, bảo đảm thời gian vận chuyển, tập kết theo chỉ đạo của trên”.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 28.

Theo Trung tá Trần Ngọc Hà, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 971: Ngày 29-3, ngay khi nhận được chỉ đạo của thủ trưởng Cục Xe máy-Vận tải, Lữ đoàn đã chủ động rà soát, tổ chức lực lượng, phương tiện bao gồm 55 cán bộ, chiến sĩ cùng 8 xe tải sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 29.

Đến 5 giờ 30 phút sáng nay, khi có lệnh, Lữ đoàn tổ chức cơ động lực lượng, phương tiện, phối hợp với Công ty Cổ phần 22 bốc, xếp 40 tấn lương khô vận chuyển tập kết tại Nhà ga hàng hóa của sân bay Nội Bài. 

Bên cạnh đó, đơn vị cũng bố trí xe tải chở 15 nhà bạt hơi của Quân khu 2 và bàn giao cho Binh chủng Công binh thực hiện nhiệm vụ tại Myanmar. Quá trình vận chuyển đã bảo đảm nhanh chóng, an toàn tuyệt đối về người và xe.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 30.

Trường Trung cấp 24 Biên phòng (Bộ đội Biên phòng) tổ chức Lễ Xuất quân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Ảnh QĐND

Trường Trung cấp 24 Biên phòng xuất quân tìm kiếm cứu nạn tại Myanmar 

Sáng 30/3, Trường Trung cấp 24 Biên phòng (Bộ đội Biên phòng) tổ chức Lễ Xuất quân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng dự và chỉ đạo buổi lễ.

Báo cáo kết quả triển khai công tác chuẩn bị của Đội cán bộ và chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, Đại tá Nguyễn Quang Thuyên, Hiệu trưởng Trường Trung cấp 24 Biên phòng cho biết: Nhà trường đã tổ chức rà soát, lựa chọn thành lập Đội cán bộ và chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar gồm 9 đồng chí cán bộ, huấn luyện viên, nhân viên chuyên môn tham gia thực hiện nhiệm vụ có đủ phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác; 6 chó nghiệp vụ chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn có thể lực tốt, thần kinh linh hoạt bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 31.

Nhà trường cũng triển khai xây dựng đồng bộ văn bản, kế hoạch, hồ sơ cán bộ, huấn luyện viên, chó nghiệp vụ báo cáo các cơ quan nghiệp vụ cấp trên; triển khai làm giấy kiểm dịch động vật cho chó nghiệp vụ; bảo đảm số lượng cán bộ, huấn luyện viên, chó nghiệp vụ, trang bị, vật chất sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ngay sau lễ xuất quân.

Đội cán bộ và chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị trang bị, vật chất, lương thực, thực phẩm của người và chó nghiệp vụ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. 

Sẵn sàng bảo đảm sử dụng 4 Đội cán bộ và chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm cứu nạn (1 đội chính thức, 3 đội dự bị).

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 32.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng yêu cầu các đồng chí tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar tuyệt đối chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các quy định của nước sở tại. 

Thể hiện rõ bản lĩnh và phẩm chất của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, giữ vững hình ảnh tốt đẹp của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

Các đồng chí tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện sức khỏe để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt, thiếu thốn về mọi mặt. 

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 33.

Đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, tạo thành một khối thống nhất, vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Chủ động, sáng tạo trong công tác, linh hoạt trong mọi tình huống, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh; luôn đề cao tinh thần cảnh giác, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bản thân và đồng đội.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 34.

Thượng tá Nguyễn Trung Kiên, Đội trưởng Đội cán bộ và chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar chia sẻ: “Tôi đã tham gia rất nhiều cuộc tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, tuy nhiên đây là cuộc tìm kiếm cứu nạn đầu tiên ở nước ngoài đối với tôi. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, thể hiện sự đoàn kết quốc tế, tính nhân văn cao cả. 

Cả đội sẽ luôn nêu cao tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, lễ tiết, tác phong của người quân nhân, chủ động khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuyệt đối an toàn về mọi mặt”.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 35.

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị về việc cử lực lượng sẵn sàng tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar.

Động đất tại Myanmar: Số nạn nhân có thể lên tới hơn 10000 người

Chiều 29/3, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị về việc cử lực lượng sẵn sàng tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar.

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chức năng.

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Cục Cứu hộ - Cứu nạn cho biết, trưa ngày 28/3/2025, một trận động đất kinh hoàng đã xảy ra tại thành phố Mandalay, Myanmar, gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản. 

Theo thống kê sơ bộ, hàng nghìn người đã thiệt mạng và con số này được dự báo có thể lên đến 10.000 người, thậm chí còn lớn hơn nữa. 

Hiện tại, đã có 04 quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Malaysia) cử lực lượng hỗ trợ Myanmar.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 37.

Lãnh đạo Cục Cứu hộ - Cứu nạn báo cáo tại hội nghị.

Tổ chức lực lượng, sẵn sàng sang Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Trước tình hình khẩn cấp này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu tổ chức lực lượng, sau khi được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sẽ sẵn sàng sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả. 

Dự kiến, lực lượng tham gia cứu trợ bao gồm 79 cán bộ, chiến sĩ, bao thuộc các bộ phận: Cứu hộ (gồm lực lượng công binh và chó nghiệp vụ), quân y và bảo đảm. 

Trang thiết bị được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp, gọn nhẹ và hiệu quả, rút kinh nghiệm từ nhiệm vụ cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Dự kiến, đoàn sẽ xuất phát vào chiều 30/3.

Tổng chỉ huy lực lượng là Đại tá Phạm Hải Châu, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 38.

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng yêu cầu Cục Cứu hộ - Cứu nạn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, đề xuất các nội dung công việc cần triển khai, giải quyết ngay các vấn đề thủ tục và công tác chuẩn bị, gồm: vận chuyển hàng không, hàng hóa cứu trợ, đảm bảo hậu cần, thông tin liên lạc, vấn đề an toàn, thông tin báo chí...

Với kinh nghiệm từ các hoạt động cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023, các đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã xác định rõ tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ ngay khi có lệnh. 

Các cơ quan, đơn vị chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện, trang bị kỹ thuật, ưu tiên các phương tiện có tính lưỡng dụng, dễ cơ động, mang vác; bảo đảm tốt hậu cần, vật tư, hàng hóa, hàng viện trợ… 

Đặc biệt, lực lượng làm nhiệm vụ chú trọng giải quyết mối quan hệ, phối hợp với các lực lượng quốc tế, chính quyền và người dân bản địa; phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, để lại ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và người dân Myanmar.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 39.

Cán bộ, huấn luyện viên, chó nghiệp vụ sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar

Tối 29/3, Trường Trung cấp 24 Biên phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) đã chuẩn bị đầy đủ quân tư trang cho cán bộ và kiểm tra chó nghiệp vụ để sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng về việc sử dụng cán bộ, huấn luyện viên, chó nghiệp vụ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar do động đất, Trường Trung cấp 24 Biên phòng đã cử 9 cán bộ, huấn luyện viên và 6 chó nghiệp vụ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar.

Sau khi nhận lệnh, ngay trong tối 29/3, các cán bộ, chiến sĩ Trường Trung cấp 24 Biên phòng đã chuẩn bị đầy đủ quân tư trang, dụng cụ, thiết bị, đồ ăn như: Quần, áo, chăn, đèn pin, bộ đàm, khung nhà bạt, máy phát điện, thuốc, mỳ tôm, lương khô…

Theo kế hoạch, sáng sớm 30/3, đoàn sẽ xuất phát từ đơn vị di chuyển đến nơi tập trung cùng các lực lượng khác của Quân đội chuẩn bị sang Myanmar cứu hộ, cứu nạn.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 40.

Kiểm tra chó nghiệp vụ trước khi tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar. Ảnh QĐND

Đội Công binh sẵn sàng lên đường tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar

Đêm 29/3, Đội công binh của Lữ đoàn 229, Binh chủng Công binh đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị và sẵn sàng nhận nhiệm vụ di chuyển đến Myanmar để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn sập đổ công trình. 

Trước đó, trong ngày 29/3, sau khi nhận lệnh của Tư lệnh Binh chủng Công binh, Lữ đoàn 229 đã triển khai cho các cơ quan, đơn vị làm công tác chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh việc kiểm tra trang bị, phương tiện, Lữ đoàn 229 đã chủ động kiện toàn biên chế, tổ chức gặp gỡ, giao nhiệm vụ, giáo dục, động viên tư tưởng bộ đội. Các đồng chí trong Đội công binh được cử đi làm nhiệm vụ đã tích cực làm công tác chuẩn bị. 

Đã học tập, quán triệt rõ tinh thần Công văn số 1706/TH-TTCĐ ngày 29-3-2025 của Cục Tuyên huấn/TCCT về việc tiến hành công tác tư tưởng trong tổ chức lực lượng tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất tại Myanmar.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 41.

Đội cứu hộ, cứu nạn Lữ đoàn 229 của Binh chủng có quân số 30 đồng chí (gồm 6 sĩ quan, 24 quân nhân chuyên nghiệp. 

Đây là những quân nhân có lập trường chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi, sức khỏe tốt; một số đồng chí đã được đào tạo tiếng Anh, đã từng tham gia cứu hộ, cứu nạn; đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị theo Thông tư số 263 của Bộ Quốc phòng.

Đội được biên chế nhiều trang bị, khí tài, thiết bị công binh hiện đại, gọn nhẹ, tiện cơ động, chuyên dụng cho công tác cứu hộ, cứu nạn, như: Thiết bị dò tìm âm thanh DESA, Rada tìm kiếm âm thanh, hình ảnh, thủy lực, thiết bị tìm kiếm nạn nhân dưới đống đổ nát càm tay PO-900...) cùng các vật chất bảo đảm sinh hoạt.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 42.

19 giờ 30 phút cùng ngày, Đại tá Hồ Quang Tú, Phó tham mưu trưởng Binh chủng Công binh và cán bộ cơ quan chức năng của Binh chủng đã kiểm tra Đội cứu hộ, cứu nạn của Lữ đoàn 229 về các mặt.

Kết luận buổi kiểm tra, Đại tá Hồ Quang Tú đã ghi nhận, biểu dương đơn vị và các bộ phận đã tiến hành công tác chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi mặt, xây dựng ý chí quyết tâm cao cho bộ đội.

Đồng chí cho rằng, đây là nhiệm vụ khó khăn, vất vả nhưng ý nghĩa chính trị rất lớn, góp phần lan tỏa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trên trường quốc tế. 

Vì vậy đồng chí mong toàn đội tiếp tục hoàn thiện công tác chuẩn bị, vững quyết tâm, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tô thắm lá cờ “Mở đường thắng lợi” của Bộ đội Công binh trong giai đoạn mới.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 43.

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về vụ động đất nghiêm trọng tại Thái Lan và Myanmar

Được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ngày 28/3, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện thăm hỏi tới Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Than Swe.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 44.

Theo báo cáo cuối ngày 29/3 từ giới chức Myanmar, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất mạnh xảy ra tại nước này vào trưa 28/3 tại nước này đã tăng lên 1.644 người, gần 2.400 người bị thương. Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 30 người mất tích tại thành phố Mandalay, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Số điện thoại đường dây nóng bảo hộ công dân Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Myanmar nhanh chóng nắm bắt thông tin về tình hình của công dân Việt Nam. Theo thông tin sơ bộ từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan, cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin người Việt bị ảnh hưởng do trận động đất gây ra.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục giữ liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, các đầu mối cộng đồng người Việt tại các địa phương bị động đất để theo dõi sát tình hình; sẵn sàng triển khai các phương án bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết; khuyến cáo người dân theo dõi sát các thông báo và tuân thủ hướng dẫn của chính quyền sở tại đề phòng dư chấn động đất trong 24 giờ tiếp theo.

Công dân Việt Nam cần giúp đỡ có thể liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan, Tổng đài bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao theo số điện thoại:

- Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar: +95 966088 8998, email: vnembmyr2012@gmail.com

- Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan: +66898966653, email: vnemb.th@mofa.gov.vn

- Tổng đài bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao Việt Nam: +84.981.84.84.84.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 45.

Người dân bị mất nhà cửa sau trận động đất tại Mandalay, Myanmar.

Mytel ứng cứu, đảm bảo thông tin liên lạc sau trận động đất tại Myanmar

Ngay sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra tại Myanmar vào ngày 28/3 (giờ địa phương), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, Mytel – thương hiệu Viettel tại Myanmar đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, thể hiện tinh thần sẵn sàng dấn thân và trách nhiệm của người Việt Nam trên đất nước bạn.

Chỉ vài giờ sau khi động đất xảy ra, Mytel đã triển khai chiến dịch hỗ trợ khẩn cấp cho khoảng 4 triệu khách hàng tại 98 huyện (township) trên cả nước Myanmar. 

Mỗi khách hàng trong khu vực bị ảnh hưởng được hỗ trợ kịp thời 1GB dữ liệu, 300 phút gọi và 300 tin nhắn SMS nhằm giúp người dân có thể liên lạc với người thân, cập nhật thông tin từ chính phủ và các cơ quan cứu hộ.

Các điểm sạc di động cũng được Mytel tổ chức tại nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, giúp người dân duy trì kết nối trong tình trạng mất điện diện rộng.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 46.

Mytel đã hỗ trợ khẩn cấp khoảng 4 triệu khách hàng tại 98 huyện (township) trên cả nước Myanmar

Đặc biệt, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên Mytel đã làm việc xuyên đêm để đảm bảo mạng lưới viễn thông không bị gián đoạn. 

Hàng chục trạm phát sóng lưu động được triển khai, các thiết bị dự phòng được kích hoạt để duy trì hạ tầng thông tin liên lạc, phục vụ công tác cứu hộ và hỗ trợ cộng đồng.

Ngoài ra, Mytel cũng tổ chức 45 điểm hỗ trợ vật phẩm thiết yếu bao gồm 10 nghìn suất ăn cho người dân và sẽ tiếp tục mở rộng triển khai trong thời gian tới.

Trận động đất đã khiến Chính phủ Myanmar phải phát đi lời kêu gọi viện trợ khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế. 

Trong hoàn cảnh ấy, hành động nhanh chóng và thiết thực của Mytel không chỉ giúp giảm thiểu phần nào nỗi lo của người dân Myanmar, mà còn thể hiện tinh thần người Việt Nam vì cộng đồng quốc tế.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 47.

Mô hình dự báo thảm họa cho thấy số lượng thương vong có thể lên đến hàng chục nghìn người

Theo báo cáo cuối ngày 29/3 từ giới chức Myanmar, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất mạnh xảy ra tại nước này vào trưa 28/3 tại nước này đã tăng lên 1.644 người, gần 2.400 người bị thương. 

Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 30 người mất tích tại thành phố Mandalay, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo TTXVN, các chuyên gia cảnh báo rằng Myanmar có thể còn phải đối mặt với nhiều trận động đất và dư chấn mạnh trong thời gian tới, trong bối cảnh số người thiệt mạng do trận động đất có độ lớn 7,7 không ngừng tăng. 

Các mô hình dự báo thảm họa cho thấy con số thương vong có thể lên đến hàng chục nghìn người.

Cụ thể, theo USGS, có 35% khả năng số người chết thực tế trong khoảng từ 10.000 đến 100.000 người.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 48.

Mytel ứng cứu, đảm bảo thông tin liên lạc sau trận động đất tại Myanmar

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra ở khu vực phía Tây Bắc thành phố Sagaing, miền Trung Myanmar, đã kích hoạt cảnh báo đỏ về số lượng thương vong và thiệt hại kinh tế. USGS nhận định nguy cơ cao sẽ có nhiều thương vong và thiệt hại trên diện rộng. 

Bên cạnh đó, dư chấn vẫn tiếp tục xảy ra. Một dư chấn mạnh 6,7 đã xuất hiện chỉ vài phút sau trận động đất chính, làm dấy lên lo ngại rằng nhiều dư chấn mạnh khác có thể tiếp diễn trong những ngày tới.

Giáo sư Bill McGuire, chuyên gia về địa chấn tại Đại học College London (UCL), cho biết đây có thể là trận động đất lớn nhất xảy ra trên lãnh thổ Myanmar trong vòng 75 năm qua. Ông cảnh báo một trận động đất với cường độ mạnh như vậy có thể kích hoạt hàng loạt dư chấn sau đó. 

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 49.

Các chuyên gia cảnh báo rằng Myanmar có thể còn phải đối mặt với nhiều trận động đất và dư chấn mạnh trong thời gian tới.

Trong khi đó, Rebecca Bell, một chuyên gia về kiến tạo mảng tại Đại học Hoàng gia London (ICL), cho rằng nguyên nhân dẫn đến thảm họa động đất tại Myanmar là do sự trượt bằng của vết đứt gãy Sagaing. 

Đây là nơi mảng kiến tạo Ấn Độ ở phía Tây gặp mảng Sunda tạo nên phần lớn Đông Nam Á - một đứt gãy có quy mô và chuyển động tương tự như vết đứt gãy San Andreas ở California. Bà Bell cho biết đứt gãy Sagaing rất dài - 1.200 km - và rất thẳng. 

Điều này đồng nghĩa động đất có thể gây ra sự đứt gãy trên diện rộng - và diện tích đứt gãy càng lớn thì động đất càng mạnh. 

Chuyên gia địa chất này nói thêm rằng những trận động đất như vậy có sức tàn phá thảm khốc vì tâm chấn nông, năng lượng địa chấn ít bị phân tán khi lan đến các khu dân cư phía trên. Điều này gây ra rung lắc mạnh trên bề mặt.

Lý giải về nguyên nhân khiến hậu quả từ trận động đất tại Myanmar thêm phần thảm khốc, các chuyên gia cho rằng sự phát triển nhanh chóng của các công trình bê tông cốt thép không đạt chuẩn trong những năm gần đây làm tăng mức độ thiệt hại. 

Ông Ian Watkinson từ Đại học Royal Holloway nhận định với trận động đất này, Myanmar đang trải qua "bài sát hạch" đầu tiên đối với chất lượng cơ sở hạ tầng hiện đại.

USGS ước tính có ít nhất 2,8 triệu người đang sống tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất. Hầu hết nhà cửa tại đây được xây bằng gỗ và gạch không có cốt thép, loại vật liệu rất dễ bị sụp đổ khi có động đất.

VIỆT NAM KHẨN CẤP CỨU TRỢ, TRIỂN KHAI LỰC LƯỢNG CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI MYANMAR- Ảnh 50.

Lực lượng cứu hộ Thái Lan nỗ lực giải cứu những nạn nhân bị vùi lấp dưới đống đổ nát công trường tòa nhà 30 tầng bị sập. Ảnh: Getty.

Không chỉ Myanmar, Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ trận động đất. Một tòa nhà cao 30 tầng đang xây dựng tại Bangkok đã bị sập hoàn toàn, làm hàng chục công nhân bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Ông Christian Malaga-Chuquitaype, chuyên gia tại trường Imperial College London, cho biết cấu tạo địa chất của Bangkok khiến tác động của động đất trở nên nghiêm trọng hơn dù thành phố này cách tâm chấn hơn 1.000 km. 

Dù Bangkok không nằm gần vết đứt gãy lớn, nhưng nền đất mềm của thành phố lại khuếch đại rung chấn, đặc biệt ảnh hưởng đến các tòa nhà cao tầng.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng nhiều tòa nhà ở Bangkok sử dụng phương pháp xây dựng "sàn phẳng", tức là sàn chỉ được chống đỡ bằng các cột mà không có dầm chịu lực, khiến chúng dễ sụp đổ khi có động đất.

Hiện chính quyền Bangkok đã nhận được hơn 2.000 báo cáo về các công trình bị hư hại do động đất và đã triển khai hơn 100 kỹ sư để kiểm tra mức độ an toàn của các tòa nhà./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi