Sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: Chỉ giữ lại bệnh viện đầu ngành

Bộ Y tế

19/04/2024 19:36

(Chinhphu.vn) - Việc sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước, tách quản lý nhà nước với quản lý đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công, Bộ Y tế tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: Chỉ giữ lại bệnh viện đầu ngành- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng về lâu dài, cần thúc đẩy phát triển các bệnh viện địa phương, thậm chí có thể huy động bệnh viện tư nhân, có đủ năng lực đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn của bệnh viện tuyến Trung ương - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế dựa trên chủ trương nhất quán

Ngày 19/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế, và một số bộ, ngành, địa phương về "Đề án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2023-2030" (Đề án).

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế dựa trên chủ trương nhất quán, có lộ trình, phù hợp với khả năng của địa phương nhằm tập trung xây dựng được những cơ sở y tế đầu ngành, chuyên khoa; đồng thời hỗ trợ cho các địa phương để nâng cao năng lực, cơ sở vật chất cơ sở y tế trên địa bàn.

"Có những địa phương tiếp nhận bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế thì quản lý tốt, linh hoạt, hiệu quả, nhưng cũng có những địa phương còn khó khăn, cần thời gian chuẩn bị", Phó Thủ tướng lưu ý.

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, công tác sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế theo hướng giảm đầu mối quản lý trực tiếp, bảo đảm thực hiện đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và tình hình thực tiễn.

Việc sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước, tách quản lý nhà nước với quản lý đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công, Bộ Y tế tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia; bệnh viện chưa đạt tiêu chí bệnh viện đầu ngành nhưng thuộc một số lĩnh vực chuyên khoa ưu tiên, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo đảm an ninh y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng kinh tế-xã hội trọng điểm.

Sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: Chỉ giữ lại bệnh viện đầu ngành- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Dự kiến, đến năm 2030 Bộ Y tế tiếp tục quản lý trực tiếp 30 bệnh viện; bàn giao nguyên trạng Bệnh viện 74 Trung ương về UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý; tổ chức lại Bệnh viện 71 Trung ương (là bệnh viện chuyên khoa về lao và bệnh phổi có trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa) và Bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng Trung ương (là bệnh viện chuyên khoa về phục hồi chức năng, có trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa) trở thành bệnh viện thực hành thuộc Trường Đại học Y Hà Nội; tổ chức lại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam thành cơ sở 3 của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế.

Một số ý kiến cho rằng, Đề án cần tiếp tục làm rõ tiêu chí sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như triển khai các dịch vụ kỹ thuật cao, chuyên sâu trong khám, chữa bệnh cho nhân dân; tiếp nhận bệnh nhân nặng, phức tạp từ tuyến dưới chuyển lên cũng như các thủ thuật chuyên sâu mới được chuyển giao từ quốc tế hoặc lần đầu được triển khai tại Việt Nam theo chuyên khoa, chuyên ngành…

Sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: Chỉ giữ lại bệnh viện đầu ngành- Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Y tế trao đổi, hỗ trợ các địa phương trong quá trình bàn giao và tiếp nhận các bệnh viện không đủ tiêu chí trực thuộc Bộ - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tham mưu phương án phù hợp trong sắp xếp bộ máy, tổ chức hệ thống y tế phù hợp với thực tiễn

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ việc sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, cũng như các bộ, ngành nhằm tổ chức đầu tư, xây dựng các cơ sở y tế có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

"Công tác sắp xếp phải có lộ trình, đánh giá được hiệu quả, nhất là chất lượng hoạt động của cơ sở y tế phải được nâng lên. Vai trò của Bộ Y tế không chỉ thể hiện qua chức năng quản lý nhà nước mà còn ở việc tổ chức các bệnh viện đầu ngành về khám, chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo, thực hành, chỉ đạo tuyến…", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế rà soát, đánh giá, sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc theo tiêu chí hiện có; đồng thời quan tâm đầu tư những bệnh viện chuyên khoa sâu, hoạt động tại những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa… nhưng chưa đạt tiêu chí bệnh viện đầu ngành.

Bộ Y tế có trách nhiệm trao đổi, hỗ trợ các địa phương trong quá trình bàn giao và tiếp nhận các bệnh viện không đủ tiêu chí trực thuộc Bộ, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, chuyên môn.

"Về lâu dài, cần thúc đẩy phát triển các bệnh viện địa phương, thậm chí có thể huy động bệnh viện tư nhân, có đủ năng lực đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn của bệnh viện tuyến Trung ương, nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và liên thông về chính sách", Phó Thủ tướng gợi mở và cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, sớm sơ kết, tổng kết, đánh giá, tham mưu phương án phù hợp trong sắp xếp bộ máy, tổ chức hệ thống y tế phù hợp với thực tiễn, yêu cầu đặt ra./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi