Sắp xếp tổ chức để bộ máy giáo dục tinh nhuệ, bền vững hơn

08/02/2025 20:19

(Chinhphu.vn) - Ngành Giáo dục đã và đang bắt tay vào việc sắp xếp tổ chức, tái cấu trúc bộ máy nhằm giảm bớt khâu trung gian, hành chính, từ đó tối ưu hóa cơ cấu tổ chức.

Sắp xếp tổ chức để bộ máy giáo dục tinh nhuệ, bền vững hơn- Ảnh 1.

Triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Dẫn thông tin từ Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, báo Giáo dục và Thời đại cho biết, một trong những việc mà Bộ GDĐT tập trung thực hiện trong năm nay là, triển khai nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. 

Cùng đó, Bộ GDĐT sẽ bố trí, sắp xếp công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Bộ GDĐT cũng chủ động các phương án tiếp nhận, sắp xếp, bố trí nhân sự các đơn vị sau khi tiếp nhận về Bộ quản lý.

Trường Đại học KHXHNV - ĐHQGHN: Sắp xếp lại bộ máy tinh nhuệ và bền vững hơn

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, tinh giản, sắp xếp lại một số đơn vị đầu mối là bước đi quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của nhà trường. 

Theo đó, trường sẽ giảm số lượng đơn vị đầu mối từ 46 (gồm 16 đơn vị hành chính, 18 đơn vị đào tạo, 10 trung tâm nghiên cứu, hợp tác đào tạo, 2 đơn vị khác) xuống còn 30, tương ứng với mức cắt giảm 34,7%. 

“Đây là dịp để sắp xếp lại bộ máy tinh nhuệ và bền vững hơn”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn nêu quan điểm.

Một số thay đổi lớn được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện gồm: Hợp nhất các đơn vị có chức năng tương đồng và kết thúc hoạt động đơn vị không còn phù hợp; chuyển chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị nhằm gắn với nhiệm vụ đào tạo và hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình đào tạo, đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của nhà trường. 

Trước đó, nhà trường chủ động tiến hành rà soát, tinh gọn đơn vị cấp 3 là các bộ môn, trung tâm trực thuộc khoa/ viện/ bộ môn, từ gần 80 đầu mối, xuống còn khoảng 60 đầu mối.

Đại học Quốc gia Hà Nội sắp xếp, tinh gọn bộ máy từ 36 xuống còn 25 đơn vị 

Ban Chỉ đạo Đại học Quốc gia Hà Nội thống nhất sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ 36 đơn vị xuống còn 25 đơn vị thành viên, trực thuộc (giảm 30,5%). 

Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh, sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó, phức tạp, nhạy cảm nhưng cần thiết trong bối cảnh hiện nay để tránh chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực, giảm hiệu lực, hiệu quả công việc. Trong mọi hoàn cảnh sắp xếp, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ lấy 2 trụ cột chính làm nền tảng cho phát triển là đào tạo và khoa học công nghệ.

GS.TS Lê Quân yêu cầu, mỗi bước đi đợt này, phải dựa vào giá trị cốt lõi và ưu tiên đơn vị đang khó khăn trong việc thu hút cán bộ giỏi. Do đó, cần tính toán phù hợp để Đại học Quốc gia Hà Nội là điểm đến của đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước.

Chủ trương chung của Đại hoc Quốc gia Hà Nội là tinh gọn mang tính đồng bộ, toàn diện để đây là nơi hội tụ của cán bộ có thực lực, giàu chuyên môn, đủ tâm, tầm, tài… đúng với tầm nhìn, sứ mệnh của đơn vị đầu tàu trong nền giáo dục nước nhà. 

Ban Giám đốc sẽ điều hành, chỉ đạo để việc tái cấu trúc không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và đà phát triển.

GS.TS Lê Quân khẳng định, tái cấu trúc và luôn lấy chất lượng làm yếu tố tiên quyết trong mọi hoạt động. Không hiệu quả sẽ không thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, khoa học công nghệ. 

Rà soát, cấu trúc lại để đáp ứng quản trị đại học theo hình thức mới là chuyển đổi số toàn diện, nhằm đảm bảo chất lượng và phát triển đúng với vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo đó, Ban Chỉ đạo Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiến hành xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nội bộ. 

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tập trung siết chặt quy mô đào tạo đảm bảo phát triển về chiều sâu và tiếp tục chú trọng đào tạo chất lượng cao, hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp. GS.TS Lê Quân nhìn nhận, đây là cơ hội để tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức quản lý, quy trình làm việc, nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả hoạt động.

ĐHQG TPHCM hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW

Trong giai đoạn 2018 - 2024, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh triển khai sắp xếp bộ máy, gia tăng số đơn vị tự chủ tài chính. 

Cụ thể, đối với các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Đại học Pháp được sáp nhập vào Viện Đào tạo Quốc tế; Trung tâm Khảo thí tiếng Anh sáp nhập vào Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo; Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu nhập vào Viện Môi trường và Tài nguyên.

Ba đơn vị gồm: Viện Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Đào tạo tiền tiến sĩ và Viện Quản trị Đại học hợp nhất thành Viện Đào tạo - Nghiên cứu Quản trị, sau đó đổi tên thành Viện Phát triển Năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Viện John von Neumann được chuyển về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên quản lý. 

Ở cấp ban chức năng, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh hợp nhất Ban Đào tạo đại học và Ban Sau đại học thành Ban Đào tạo; sáp nhập Ban Thi đua - Khen thưởng vào Ban Tổ chức Cán bộ.

Tính đến tháng 12/2024, có 66% đơn vị thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã tự chủ tài chính, bao gồm 7 trường đại học thành viên và 17 đơn vị trực thuộc. 

Số nhân sự hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cũng giảm đáng kể, từ 3.502 người trong tổng số 5.603 viên chức (62,5%) vào năm 2015 xuống còn 1.154 người trên tổng số 6.400 viên chức (18%) vào năm 2024.

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tiếp tục đổi mới quản trị đại học theo hướng tinh gọn, hiện đại, hiệu quả là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 của hệ thống này. 

Mới đây, đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Nghị quyết 18).

Theo đề án trên, trong giai đoạn 2025 - 2030, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh tinh gọn bộ máy với ba mục tiêu: Giảm đầu mối quản lý để tăng hiệu quả hoạt động; tăng số đơn vị tự chủ tài chính nhằm giảm sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước; đảm bảo hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng ổn định, hiệu quả.

Một số mục tiêu cụ thể được đặt ra gồm: Giảm 36% đầu mối quản lý nội bộ, nâng tỷ lệ đơn vị tự chủ tài chính từ 66% lên 92%, giảm số nhân sự hưởng lương ngân sách xuống còn 8%. 

Với các trường đại học thành viên đã tự chủ tài chính, số đầu mối quản lý sẽ giảm từ 15% - 35%, trong khi các đơn vị trực thuộc đã tự chủ tài chính giảm từ 10% - 20%.

Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu phát triển

Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh tiên phong trong việc kiện toàn tổ chức và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 

Từ năm 2020 đến nay, trường đã giảm 11 đầu mối nội bộ, từ 39 xuống còn 28, đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%

Đặc biệt, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên giải thể 45 bộ môn và chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo hiện đại. 

Hệ thống mới dựa trên hình thức quản lý theo giám đốc và chương trình đào tạo phù hợp với Luật Giáo dục đại học hiện hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện.

Tại Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng TS Lê Trường Sơn cho biết, trong năm 2024, trường hướng đến tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu phát triển. 

Nhà trường đã thông qua đề án tái cấu trúc quản trị, công bố các nghị quyết về thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đơn vị trực thuộc và quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị.

Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh có 4 trường tiểu học thực hiện sắp xếp, sáp nhập. Cụ thể, Quận 1 thực hiện đề án sáp nhập Trường Tiểu học Trần Quang Khải (với quy mô 9 lớp học năm 2023 - 2024) vào Trường Tiểu học Đuốc Sống, giữ nguyên tên gọi của trường sau sáp nhập. Tại quận Tân Bình, Trường Tiểu học Bạch Đằng và Trường Tiểu học Chi Lăng hợp nhất thành Trường Tiểu học Chi Lăng.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

TOÀN VĂN: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

TOÀN VĂN: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM có hiệu lực từ 14/2/2025

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi