Thông tư 07/2025/TT-BTC: Hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP

12/02/2025 08:38

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính ban hành Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.

Thông tư 07/2025/TT-BTC: Hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Thông tư 07/2025/TT-BTC quy định nguồn kinh phí thực hiện các chính sách sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 07/2025/TT-BTC ngày 24/01/2025 hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư số 07/2025/TT-BTC được xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/01/2025. 

Thông tư số 07/2025/TT-BTC được ban hành là cơ sở để các cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương có căn cứ để lập dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đối tượng áp dụng Thông tư gồm cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến việ xác định nguồn kinh phí, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Phân định nguồn chi trả chính sách, chế độ

Thông tư số 07/2025/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. 

Trong đó, cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao hàng năm để chi trả:

(i) Kinh phí bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy;

(ii) Kinh phí tiếp tục trả nguyên tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi tăng cường đi công tác ở cơ sở;

(iii) Chính sách nâng bậc lương;

(iv) Chi tiền thưởng cho các đối tượng.

Cũng theo Thông tư này, NSNN bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ còn lại (ngoài các chế độ nêu trên) tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 15 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. 

Theo đó, đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thì ngân sách trung ương đảm bảo.

Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động thuộc, trực thuộc các đơn vị do địa phương quản lý, kinh phí thực hiện chế độ, chính sách được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.

Địa phương bố trí kinh phí từ nguồn cải cách tiền lương của địa phương

Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số quy định.

Về lập dự toán, đối với các bộ, cơ quan ở trung ương, căn cứ các quy định tại Điều 18 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này; tình hình thực hiện chính sách, chế độ (bao gồm số đối tượng và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng do NSNN chi trả), dự kiến kế hoạch thực hiện năm sau liền kề, các bộ, cơ quan ở trung ương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ để tổng hợp trong dự toán NSNN hàng năm gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan ở trung ương.

Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, trên cơ sở danh sách đối tượng hưởng chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang tính toán khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất, gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ hồ sơ nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội lập dự toán kinh phí NSNN bảo đảm hằng năm tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng năm vào quỹ hưu trí, tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu, gửi cơ quan tài chính làm cơ sở bố trí dự toán hằng năm của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đối với các địa phương, căn cứ các quy định tại Điều 19 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này; tình hình thực hiện chính sách, chế độ (bao gồm số đối tượng và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng do NSNN chi trả), dự kiến kế hoạch thực hiện chính sách, chế độ năm sau liền kề, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp chung vào nhu cầu cải cách tiền lương trong dự toán NSNN của năm sau liền kề của địa phương. 

Trường hợp đã sử dụng hết nguồn cải cách tiền lương của địa phương mà không đáp ứng đủ nhu cầu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu cho địa phương.

Chủ động sử dụng nguồn dự toán được giao để thực hiện chính sách

Riêng đối với năm 2025, các cơ quan, đơn vị căn cứ số đối tượng hưởng chế độ, chính sách do NSNN chi trả, định mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và hướng dẫn về nguồn kinh phí quy định tại Thông tư này, lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí còn thiếu theo quy định của pháp luật NSNN.

Trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí; các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng nguồn dự toán được giao để kịp thời chi trả chế độ, chính sách cho đối tượng.

Về quản lý, sử dụng kinh phí, đối với các bộ, cơ quan ở trung ương, kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tại khoản 2 Điều 2 và điểm b khoản 4 Điều 3 Thông tư này được phân bổ vào nguồn kinh phí không giao tự chủ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Trên cơ sở danh sách đối tượng hưởng chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện chi trả các chế độ, chính sách theo quy định.

Đối với các địa phương, trên cơ sở danh sách đối tượng và kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho các đối tượng theo quy định.

Việc quyết toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị hàng năm theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

Ngoài ra, Điều 4 Thông tư số 07/2025/TT-BTC cũng đưa ra các quy định về phương thức chuyển kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.

Trước đó, ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tại Nghị định này, Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này.

Cùng với đó, bố trí kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đồng thời, chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội tính toán khoản kinh phí ngân sách nhà nước phải bảo đảm tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi