Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các chuyên gia góp ý 5 nhóm vấn đề liên quan đến khám, chữa bệnh

27/08/2022 15:05

(Chinhphu.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người hoạt động thực tiễn trong ngành y tế tập trung phân tích, góp ý, thảo luận 5 nhóm vấn đề liên quan đến khám, chữa bệnh.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các chuyên gia góp ý 5 nhóm vấn đề liên quan đến khám, chữa bệnh
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các chuyên gia góp ý 5 nhóm vấn đề liên quan đến khám, chữa bệnh - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Ngày 26/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Xã hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đồng chủ trì Hội thảo.

Luật sẽ có tác động trực tiếp đến hàng trăm nghìn cán bộ y tế, hàng triệu người dân

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) hiện vẫn còn ý kiến khác nhau về một số nội dung như: hệ thống tổ chức khám, chữa bệnh; việc kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám, chữa bệnh; cơ chế tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh; xã hội hóa, hợp tác công - tư trong khám, chữa bệnh; khám, chữa bệnh từ xa; giá dịch vụ khám, chữa bệnh...

"Ủy ban Xã hội xác định đây là dự thảo Luật tương đối khó, phức tạp do những vấn đề còn chưa thống nhất nêu trên là những vấn đề lớn, quan trọng, có chuyên môn sâu của ngành y tế, nhưng lại có liên quan đến các ngành khác nhau và đặc biệt là những nội dung thay đổi trong dự án Luật sẽ có tác động trực tiếp đến hàng trăm nghìn cán bộ y tế, hơn chục nghìn cơ sở khám chữa bệnh và đến hàng triệu người dân, người đi khám bệnh, chữa bệnh", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nói. 

Tập trung phân tích, góp ý, thảo luận 5 nhóm vấn đề 

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đánh giá, hoạt động khám, chữa bệnh ở nước ta hiện nay nhìn chung có nhiều tiến bộ so với trước; dịch vụ y tế phát triển, nhiều kỹ thuật, phương pháp mới, tiên tiến được áp dụng; người dân được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ y tế.

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề như chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh còn thấp, nhất là tuyến cơ sở, quá tải trầm trọng ở tuyến trên… gây bức xúc trong nhân dân; tỷ lệ nhân lực y tế trên dân số còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, quản lý y tế có mặt còn yếu kém, nặng bao cấp, chậm đổi mới, nhất là các bệnh viện công lập.

Do đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người hoạt động thực tiễn trong ngành y tế tập trung phân tích, góp ý, thảo luận 5 nhóm vấn đề về: 

1- Thẩm quyền cấp và thu hồi Giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh.

2- Quy định về kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh.

3- Hệ thống tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh.

4- Giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

5- Quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh.

Đề nghị bổ sung ưu tiên kinh phí cho việc đầu tư các cơ sở y tế chuyên sâu

Tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung được Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đặt ra, chuyên gia cho rằng, cần thống nhất quan điểm Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý phát triển hoạt động khám, chữa bệnh. 

Trong đó ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động phát triển cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu, cơ bản, hệ thống cấp cứu ngoại viện. 

Một số ý kiến đề nghị bổ sung ưu tiên kinh phí cho việc đầu tư các cơ sở y tế chuyên sâu để phát triển các kỹ thuật cao về chẩn đoán và điều trị.

Về đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một số ý kiến cho rằng, việc giao cho các tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật. Người đánh giá chất lượng phải có chứng chỉ đánh giá phù hợp theo quy định của pháp luật. 

Đây là một bước tiến công bằng trong đánh giá chất lượng cơ sở y tế, tuy nhiên cần quy định cụ thể vai trò của Sở Y tế, Bộ Y tế là cơ quan chủ quản của các cơ sở y tế trong việc đánh giá chất lượng.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi