Xem xét chuyển vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức những người có tín nhiệm thấp

19/02/2023 20:11

(Chinhphu.vn) - Khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm, những đồng chí tín nhiệm ở tỉ lệ cao thì cần tiếp tục phát huy những kết quả đã làm được, để xứng đáng trọng trách và Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tuy nhiên, với người tín nhiệm thấp thì phải có hình thức xử lý xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức.

Phải có hình thức xử lý xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức người có tín nhiệm thấp - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim. Ảnh Quochoi.vn

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. 

Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. 

Theo Quy định này, có 3 mức tín nhiệm gồm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cấp uỷ và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được thực hiện theo 3 bước: Bước 1 chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm; bước 2 tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; bước 3 báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm. iệc công khai kết quả phiếu tín nhiệm cũng được quy định rõ hơn.

Theo đó, kết quả phiếu tín nhiệm sẽ được công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. Với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì công khai trong Ban Chấp hành Trung ương. 

Với chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn thì được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị thì công khai tại Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

Phải tỏ rõ chính kiến của đại biểu Quốc hội trong lấy phiếu tín nhiệm

Quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định chia sẻ trên Cổng TTĐT Quốc hội: Việc lấy phiếu tín nhiệm thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, lá phiếu của đại biểu phải góp phần đánh giá chính xác mức độ tín nhiệm của Quốc hội và kể cả cử tri và nhân dân. 

Trong việc lấy phiếu tín nhiệm, cần phải tỏ rõ chính kiến của đại biểu Quốc hội, nhận xét, đánh giá các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, cả về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác được giao lẫn trong đạo đức lối sống. 

Đây là việc làm hết sức cần thiết, có đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ thì mới có thể giúp cho cán bộ tiếp tục phát huy vai trò của mình, khắc phục hạn chế, khuyết điểm. 

Lá phiếu tín nhiệm sẽ đánh giá được năng lực và uy tín của cán bộ, giúp cho các cơ quan chức năng quản lý đội ngũ cán bộ. Bởi vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa sâu sắc, toàn diện và xác đáng đối với vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ.

Để lấy phiếu tín nhiệm chính xác cần chuẩn bị chặt chẽ

Để việc lấy phiếu tín nhiệm chính xác, đúng với kết quả mà các chức danh đã hoàn thành nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ của Quốc hội, đại biểu Vũ Trọng Kim cho rằng cần phải có những bước chuẩn bị chặt chẽ. 

Theo đó, đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm cần phải trình bày đầy đủ về quá trình làm việc, kết quả tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu một cách toàn diện, kể cả việc làm gương không những của cán bộ mà vợ con, người thân cần phải nhìn nhận một cách rõ ràng. 

Vì thế, bản tự kiểm điểm ưu khuyết điểm trong quá trình làm việc tu dưỡng đó phải được cung cấp sớm cho các đại biểu Quốc hội, ít nhất 10-15 ngày.

Theo đại biểu Vũ Trọng Kim, để bảo đảm chính xác, đại biểu Quốc hội cũng cần phải có đủ thông tin, tìm hiểu và có một quá trình theo dõi, giám sát cán bộ, để tránh việc cảm tính, lợi dụng phiếu của mình làm thiệt hại đến danh dự, uy tín của người khác. 

Như vậy, việc ghi phiếu tín nhiệm đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải có quá trình tìm hiểu người cán bộ đó một cách công phu, cụ thể và rõ ràng, không chạy theo dư luận, thiếu căn cứ xác đáng.

Người tín nhiệm thấp phải có hình thức xem xét chuyển đổi vị chí công tác hoặc yêu cầu từ chức

Đại biểu Vũ Trọng Kim nêu rõ, với những đồng chí tín nhiệm ở tỉ lệ cao thì cần tiếp tục phát huy những kết quả đã làm được, để xứng đáng trọng trách và Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tuy nhiên, với người tín nhiệm thấp thì phải có hình thức xử lý xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức.

Các khâu, các việc từ người được lấy phiếu tín nhiệm với bên có quyền ghi phiếu tín nhiệm phải xác định được trách nhiệm của mình theo tinh thần có trách nhiệm cao, trách nhiệm xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, đủ tài, đủ đức, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà Quốc hội, Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Bên cạnh đó, cũng tránh tình trạng làm cho qua loa, hình thức, lãng phí công sức.

Đại biểu Vũ Trọng Kim nhấn mạnh, công tác quy hoạch, bầu cử, bổ nhiệm cán bộ nằm trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ theo quy hoạch cán bộ của Đảng, Nhà nước. 

Việc lấy phiếu tín nhiệm khẳng định lại việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng chưa, người đó đã thể hiện được vai trò, nhiệm vụ của mình chưa, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hay chưa? Điều đó thể hiện ở lá phiếu tín nhiệm. Như vậy, góp phần vào việc giúp cơ quan có trách nhiệm có phương án sắp xếp, bố trí lại, hoặc sa thải cán bộ, công chức.

Cán bộ sợ sai nên rút lui để tổ chức lựa chọn người đủ bản lĩnh, tài năng, đức độ thay thế

Bàn về tình trạng xuất hiện tư tưởng đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai, không dám làm trong một số cán bộ, đảng viên, đại biểu Vũ Trọng Kim cho rằng cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, những người sợ làm việc, sợ sai là chưa có đủ bản lĩnh, chưa đủ một khả năng làm việc đúng theo chức năng, nhiệm vụ giao cho họ. 

Trong trường hợp triển khai xây dựng các công trình đầu tư xây dựng, nếu cán bộ không có động cơ bớt xén, trục lợi, làm thất thoát tài sản thì không phải e ngại. Thời gian qua, Quốc hội đã luôn đồng hành với Chính phủ mở nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy công việc. 

Vì thế, cán bộ nào sợ sai, không làm việc thì nên rút lui, để tổ chức lựa chọn, đề bạt cán bộ đủ bản lĩnh, tài năng, đức độ thay thế. Việc đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng sẽ tạo ra sức ì, kéo lùi sự phát triển của đất nước.

Đại biểu Vũ Trọng Kim nhấn mạnh, lấy phiếu tín nhiệm là một dịp để những người có chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn tự nhận thấy ưu khuyết điểm của bản thân và những điều cần phải phấn đấu. Để một lần họ nhìn lại vai trò, vị trí, tư cách, trách nhiệm của mình đã làm đến đâu, để tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong công việc. 

Mặt khác, tổ chức cũng thông qua đó động viên, hỗ trợ giúp đỡ để cán bộ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. 

Điều này cũng thể hiện được sự mong đợi của cử tri là nhìn thấy việc lấy phiếu tín nhiệm là có tác dụng tích cực; đánh giá đúng, sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp. 

Đặc biệt, việc lấy phiếu tín nhiệm còn giúp phát hiện trong xã hội những người có tài năng, đức độ, có đủ phẩm chất để có thể sẵn sàng thay thế những người có năng lực, phẩm chất yếu kém, thoái hóa biến chất./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ quá hạn trên 120 ngày từ 10 triệu đồng trở lên

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi