Những điểm nổi bật của Luật Nhà giáo

19/07/2025 11:42

(Chinhphu.vn) - Ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) chia sẻ những điểm nổi bật được quy định tại Luật Nhà giáo.

Những điểm nổi bật của Luật Nhà giáo- Ảnh 1.

Cụ thể, theo ông Đức, 5 điểm nổi bật được quy định tại Luật Nhà giáo gồm: 

Thứ nhất, khẳng định vị thế, bảo vệ danh dự và uy tín nghề giáo

Vị thế quan trọng của nhà giáo trong xã hội gồm cả nhà giáo công lập và ngoài công lập được xác định bảo đảm tất cả nhà giáo được tôn trọng, bảo vệ và tôn vinh. Nhà giáo là những “viên chức đặc biệt” và “người lao động đặc biệt” được bảo đảm các quyền trong hoạt động nghề nghiệp tương xứng với vị thế của mình; trong đó có quyền được tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm;

Đồng thời, phải thực hiện các nghĩa vụ xứng đáng với danh xưng cao quý – “người thầy” – trong đó có nghĩa vụ giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, nhân phẩm, đạo đức nhà giáo, mẫu mực, nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp và ứng xử trong quan hệ xã hội.

Luật Nhà giáo quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo, quy định việc xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhà giáo, đặc biệt xử lý nghiêm khắc nếu các hành vi đó diễn ra trong phạm vi cơ sở giáo dục hoặc trong khi nhà giáo thực hiện hoạt động nghề nghiệp để bảo vệ danh dự và uy tín nghề giáo.

Thứ hai, lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Luật Nhà giáo quy định “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” và giao Chính phủ quy định chi tiết về chính sách tiền lương đối với nhà giáo. Đây là căn cứ quan trọng để Chính phủ có những quy định điều chỉnh liên quan đến tiền lương của nhà giáo bảo đảm chủ trương “xếp cao nhất”.

Ngoài ra, theo quy định của Luật, nhà giáo còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp đặc thù, trách nhiệm, ưu đãi, trợ cấp vùng khó khăn, trợ cấp giáo dục hòa nhập, thâm niên, lưu động…, góp phần nâng cao thu nhập toàn diện.

Những điểm nổi bật của Luật Nhà giáo- Ảnh 2.

Thứ ba, một số chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, thu hút tốt hơn đối với nhà giáo

Luật Nhà giáo quy định tất cả nhà giáo cả công lập và ngoài công lập được hưởng chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; chế độ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; được bố trí nhà ở công vụ hoặc chỗ ở tập thể hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, có chính sách thu hút, trọng dụng đối với người có trình độ cao, có tài năng, có năng khiếu đặc biệt, có kỹ năng nghề cao; đến làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn; nhà giáo trong một số lĩnh vực trọng yếu, thiết yếu…

Cùng với chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, thu hút nhà giáo là giải pháp tổng thể nhằm thu hút người giỏi vào ngành sư phạm, thu hút người giỏi ở các ngành nghề trọng yếu trở thành nhà giáo, thu hút nhà giáo về các vùng khó khăn công tác, bảo đảm chất lượng đồng đều giữa các vùng miền và giữ chân nhà giáo công tác lâu năm trong Ngành.

Bên cạnh đó, Luật Nhà giáo quy định: giáo viên mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không quá 5 năm so với quy định của Bộ luật Lao động và không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hoặc nhà giáo làm việc trong lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Những điểm nổi bật của Luật Nhà giáo- Ảnh 3.

Ông Vũ Minh Đức chia sẻ tại Hội thảo tham vấn chuyên môn một số nội dung hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo, chính sách cho nhà giáo, lãnh đạo giáo dục và nhân sự trường học trong bối cảnh mới.

Thứ tư, chuẩn hóa và phát triển đội ngũ – nâng cao chất lượng giáo dục

Luật hợp nhất hai hệ thống tiêu chuẩn (chức danh nghề nghiệp và chuẩn nghề nghiệp) thành một hệ thống chung là chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, áp dụng thống nhất cho cả nhà giáo công lập và ngoài công lập.

Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo được sử dụng trong tuyển dụng, bố trí, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo; xây dựng và thực hiện chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo.

Quy định này để bảo đảm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, bảo đảm mặt bằng chung về chất lượng đội ngũ, tạo cơ hội như nhau cho sự thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của nhà giáo ở tất cả loại hình cơ sở giáo dục.

Những điểm nổi bật của Luật Nhà giáo- Ảnh 4.

Thứ năm, tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục và giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục

Theo quy định của Luật Nhà giáo, người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập không phân biệt mức độ được giao quyền tự chủ, đều có quyền chủ động trong công tác tuyển dụng nhà giáo.

Bên cạnh đó, Quốc hội giao cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền điều động nhà giáo bảo đảm vai trò của ngành Giáo dục trong việc chủ động điều tiết nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục.

Việc giao thẩm quyền cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo là giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” về chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là giải quyết bài toán thừa thiếu đội ngũ; chủ động điều phối, hoạch định các kế hoạch phát triển đội ngũ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong tương lai.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
PHỔ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

PHỔ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Chiều 15/7, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trước 1 ngày công bố điểm thi.

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Tại Công văn 4168/BNV-CQĐP, Bộ Nội vụ hướng dẫn các mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã mới.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi