CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

03/03/2024 10:06

(Chinhphu.vn) - Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách, không thể trì hoãn, đòi hỏi nghiêm ngặt về tính khoa học, hợp lý, đồng bộ, khẩn trương...

CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm và chính sách tiền lương mới.

Xây dựng Nghị quyết của UBTV Quốc hội về vị trí việc làm và chính sách tiền lương mới

Vừa qua, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã làm việc với Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm và chính sách tiền lương mới. 

Tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban soạn thảo, cùng đại diện lãnh đạo Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các thành viên Ban Soạn thảo.

Báo cáo về kết quả triển khai xây dựng Đề án tiền lương và một số nhiệm vụ, giải pháp, tiến độ thực hiện, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban soạn thảo cho biết, về tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp thực hiện theo quy định chung của Chính phủ.

Về tiền lương của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ngành tòa án, kiểm sát, Kiểm toán nhà nước, Ban Công tác đại biểu hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.

Ban Công tác đại biểu sẽ trao đổi, phối hợp với các cơ quan: Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước để dự kiến phù hợp với vị trí việc làm từng cơ quan khi được phê duyệt.

CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG- Ảnh 3.

Các đại biểu, thành viên Ban soạn thảo dự cuộc làm việc.

5 cơ quan đã trình đã trình đề án vị trí việc làm

Báo cáo một số nhiệm vụ, giải pháp và tiến độ thực hiện, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cán bộ thuộc quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu đã gửi xin ý kiến Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; tổng hợp và hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt danh mục vị trí việc làm và Bản mô tả đối với từng vị trí việc làm tại phiên họp tháng 3.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với 5 cơ quan Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Trưởng Ban Công tác đại biểu nêu rõ, các cơ quan này đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án vị trí việc làm. 

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ban Công tác đại biểu phối hợp cho ý kiến; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đề án vị trí việc làm của các cơ quan và giao các cơ quan phê duyệt Danh mục vị trí việc làm và bản mô tả đối với từng vị trí việc làm ở cơ quan mình.

CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG- Ảnh 4.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban soạn thảo báo cáo tại cuộc làm việc.

Về đề án tiền lương, Ban soạn thảo chủ trì, phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, các ngành tòa án, viện kiểm sát và Kiểm toán Nhà nước.

Ban soạn thảo cũng chủ trì xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội. 

Ban Công tác đại biểu phối hợp với các cơ quan tiến hành tập huấn thực hiện vị trí việc làm và chính sách tiền lương mới đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong trường hợp cần thiết.

Tại cuộc làm việc, các thành viên Ban soạn thảo đã thảo luận, làm rõ những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả công việc, theo đúng quy định.

CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG- Ảnh 5.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng - Thành viên Ban soạn thảo phát biểu tại cuộc làm việc.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý để cải cách tiền lương là nhiệm vụ cấp bách

Phát biểu chỉ đạo và kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách, không thể trì hoãn, đòi hỏi nghiêm ngặt về tính khoa học, hợp lý, đồng bộ, khẩn trương...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đánh giá cao Ban Công tác đại biểu đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội về vị trí việc làm, chính sách tiền lương mới. 

Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã khẩn trương hoàn thiện Danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và khung năng lực, gửi Ban Công tác đại biểu. 

Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước chủ động hoàn thiện danh mục vị trí việc làm và Bản mô tả công việc và khung năng lực của cơ quan mình gửi Thường trực Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Tài chính - Ngân sách để thẩm định.

CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG- Ảnh 6.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo.

Khẩn trương hoàn thiện danh mục vị trí việc làm

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu, cần bảo đảm mô tả cụ thể, chi tiết bản mô tả công việc và khung năng lực theo Nghị quyết của Trung ương và Hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Ban Công tác đại biểu khẩn trương hoàn thiện, gửi xin ý kiến các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội về danh mục vị trí, việc làm, Bản mô tả công việc và khung năng lực đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cán bộ thuộc quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Quyết tâm hoàn thành xong trước ngày 05/3/2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý.

CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG- Ảnh 7.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu làm đầu mối tổng hợp các cơ quan và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3/2024 để xem xét thông qua Nghị quyết.

Theo đó, Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp khẩn trương hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và khung năng lực, gửi Ban Công tác đại biểu trước ngày 05/3/2024. 

Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước chủ động hoàn thiện danh mục vị trí việc làm và Bản mô tả công việc và khung năng lực của cơ quan mình gửi Thường trực Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm định trước ngày 05/32024.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu làm đầu mối tổng hợp các cơ quan và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3/2024 để xem xét thông qua Nghị quyết.

CẤP BÁCH HOÀN THIỆN KHUNG KHỔ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG- Ảnh 8.

Tiền lương mới phải phù hợp với vị trí việc làm của từng cơ quan

Về chế độ tiền lương mới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Ban Công tác đại biểu chủ động, phối hợp với các cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước để dự kiến phù hợp với vị trí việc làm từng cơ quan khi được phê duyệt.

Về tiến độ, chất lượng, lưu ý Ban soạn thảo cần bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ được phân công, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, ngay sau phiên họp này, Ban Công tác đại biểu cần hoàn thiện các văn bản và kế hoạch chi tiết theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi