LOẠI BỎ NHỮNG CHỐT HÃM, THIẾT KẾ CHÍNH SÁCH YỂM TRỢ MẠNH MẼ THÚC ĐẨY KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ

20/03/2025 08:56

(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh cải cách và hội nhập quốc tế, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần một chiến lược toàn diện để gỡ những "chốt hãm" đang cản trở. Trong cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, GS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) đã chia sẻ góc nhìn về những rào cản, cơ hội và hướng đi giúp kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển đất nước.

LOẠI BỎ NHỮNG CHỐT HÃM, THIẾT KẾ CHÍNH SÁCH YỂM TRỢ MẠNH MẼ THÚC ĐẨY KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ- Ảnh 1.

Giáo sư Vũ Minh Khương chia sẻ góc nhìn về những rào cản, cơ hội và hướng đi giúp kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP

Thấu hiểu sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân

Thưa Giáo sư, ông đánh giá như thế nào về các chỉ đạo của Tổng Bí thư và sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân? Ông cảm nhận gì về quyết tâm của lãnh đạo cấp cao trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế?

Giáo sư Vũ Minh Khương: Tôi nhận thấy một sự chuyển biến rất mạnh mẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam, thể hiện qua sự nỗ lực đưa tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong thời gian tới và đặc biệt chú trọng vào những vấn đề then chốt của công cuộc phát triển kinh tế tư nhân, nắm bắt các xu thế của thời đại. 

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo quyết liệt, thể hiện tầm nhìn sâu rộng và ý chí kiên định trong việc đưa kinh tế tư nhân trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế đất nước.

Những định hướng lớn mà lãnh đạo cấp cao đề ra không chỉ thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân mà còn phản ánh tinh thần đổi mới, sáng tạo trong quản lý và điều hành nền kinh tế. 

Tuy nhiên, để biến tầm nhìn đó thành hiện thực, chúng ta cần có những thiết kế chính sách cụ thể, đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi để khu vực kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.

Loại bỏ những 'chốt hãm', thiết kế chính sách yểm trợ mạnh mẽ để kinh tế tư nhân phát triển vững vàng và bứt phá

Theo ông, kinh tế tư nhân đang đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam? Ông có thể so sánh đóng góp của khu vực tư nhân với các khu vực kinh tế khác như doanh nghiệp nhà nước hay đầu tư nước ngoài không?

Giáo sư Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nếu như trước đây, khu vực này còn khiêm tốn về quy mô và năng lực cạnh tranh thì nay đã hình thành những doanh nghiệp tư nhân có tầm vóc, có khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới. 

Những ngành công nghiệp như sản xuất thép, ô tô, công nghệ cao… đều chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

So với doanh nghiệp nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân tuy chưa trở thành trụ cột chi phối toàn diện nền kinh tế nhưng đây chỉ là vấn đề thời gian. 

10 hay 20 năm trước, khu vực này vẫn còn manh nha, nhưng ngày nay đã có những tập đoàn tư nhân lớn mạnh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Vấn đề cốt lõi hiện nay là làm sao để khu vực kinh tế tư nhân có thể phát triển đúng hướng, vững vàng và bứt phá. 

Điều đó đòi hỏi không chỉ tháo gỡ khó khăn, giảm phiền hà mà còn phải có chính sách yểm trợ mạnh mẽ, đặc biệt là loại bỏ những "chốt hãm" đang kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. 

Khi được tạo điều kiện thuận lợi, tôi tin rằng khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò ngày càng lớn hơn, trở thành động lực quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong tương lai.

LOẠI BỎ NHỮNG CHỐT HÃM, THIẾT KẾ CHÍNH SÁCH YỂM TRỢ MẠNH MẼ THÚC ĐẨY KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ- Ảnh 2.

Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ - Ảnh minh họa

3 vấn đề cốt lõi cần tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo ông, những rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải là gì? Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể nào để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn?

Giáo sư Vũ Minh Khương: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn phải đối mặt với một số rào cản mang tính căn bản. Tôi cho rằng có 3 vấn đề cốt lõi cần được tháo gỡ, đó là thể chế, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực.

Thứ nhất, về thể chế, điểm quan trọng không phải là nhìn vào những rào cản chung chung mà phải xác định những "chốt hãm" cụ thể trong từng ngành nghề. 

Chúng ta có khoảng 35 ngành mà khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động và trong mỗi ngành đều tồn tại những vướng mắc cần được giải quyết triệt để. Trước đây, Khoán 10 đã tạo ra bước ngoặt trong nông nghiệp, thì nay cũng cần một cuộc cải cách tương tự cho từng ngành kinh tế quan trọng. 

Các doanh nghiệp tư nhân đang chờ đợi một sự thay đổi đột phá về pháp lý, thủ tục hành chính cũng như sự kết nối chặt chẽ giữa các cụm ngành. 

Muốn vậy, Chính phủ cần lắng nghe trực tiếp từ các hiệp hội ngành nghề – từ bất động sản, cơ khí đến công nghệ phần mềm – để có những quyết sách chính xác và kịp thời.

Một ví dụ cụ thể là ngành vận tải biển. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sở hữu hàng triệu tấn hàng hóa nhưng phải đăng kiểm ở nước ngoài vì thủ tục ở đó thuận lợi hơn. Hệ thống hải quan ở một số cảng lớn như Cái Mép vẫn còn manh mún, thiếu sự đồng bộ. Nếu có thể áp dụng mô hình số hóa thống nhất như Singapore, chúng ta sẽ giải phóng một nguồn lực sản xuất khổng lồ. 

Hay trong lĩnh vực logistics, quy định hiện nay chỉ cho phép trung chuyển hàng hóa một lần trong nước, khiến nhiều tuyến vận tải phải chuyển hàng qua Hong Kong hay Singapore thay vì tối ưu hóa tuyến đường trong Việt Nam. Nếu tháo gỡ những điểm nghẽn này, nhiều ngành có thể tăng trưởng 10-20% trong tầm tay.

Thứ hai, về đổi mới sáng tạo, đây là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tư nhân bứt phá. Ở nhiều nước, khi doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, họ được hỗ trợ tài chính, thậm chí được khấu trừ thuế. 

Trong khi đó, tại Việt Nam, cơ chế này chưa rõ ràng, khiến doanh nghiệp e ngại vì có thể bị thanh tra, kiểm tra. 

Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách khuyến khích đổi mới, chẳng hạn như hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số. 

Một số quốc gia như Thái Lan hay Singapore đã làm rất tốt điều này và chúng ta có thể học hỏi để tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Thứ ba, về nguồn nhân lực, đây là nền tảng quan trọng để kinh tế tư nhân vươn xa. Hiện nay, chúng ta vẫn thiếu một cơ chế đào tạo linh hoạt, gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. 

Ở Singapore, Chính phủ có thể hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo gấp đôi số nhân lực cần thiết, vừa giúp họ có ngay nguồn nhân lực chất lượng, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư mới. 

Trong khi đó, ở Việt Nam, việc khảo sát nhu cầu doanh nghiệp chưa đủ sâu sát, nhiều khi vẫn mang tính hình thức. Một chiến lược đào tạo bài bản, thực tiễn sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân có được lực lượng lao động phù hợp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Tôi đánh giá rất cao tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành động lực chính của nền kinh tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, chúng ta cần một hệ thống thể chế linh hoạt, khuyến khích đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực bài bản. 

Nếu làm được những điều này, kinh tế tư nhân Việt Nam hoàn toàn có thể bứt phá, tạo ra những bước tiến vang dội trong thời gian tới.

LOẠI BỎ NHỮNG CHỐT HÃM, THIẾT KẾ CHÍNH SÁCH YỂM TRỢ MẠNH MẼ THÚC ĐẨY KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ- Ảnh 3.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, ngoài sự sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân cũng cần chủ động đổi mới tư duy, đầu tư vào năng lực quản trị và chiến lược dài hạn

Doanh nghiệp tư nhân cần thay đổi tư duy phát triển

Để phát triển, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số?

Giáo sư Vũ Minh Khương: Tôi cho rằng, để thực sự bứt phá, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần thay đổi tư duy phát triển. 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn có xu hướng chạy theo cơ hội ngắn hạn, tập trung vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận nhanh như bất động sản, xuất khẩu, nhưng lại thiếu một chiến lược dài hơi để phát triển bền vững. 

Trong môi trường kinh tế toàn cầu đầy biến động, tư duy "ăn xổi" có thể khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động, thậm chí biến cơ hội thành cạm bẫy.

Một trong những điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân là chưa thực sự nắm bắt được xu thế thời đại và chưa đầu tư đủ vào năng lực quản trị. Việc chỉ lo trước mắt mà không có chiến lược dài hạn khiến doanh nghiệp dễ rơi vào vòng luẩn quẩn, không thể vươn lên tầm cao hơn. 

Trong khi đó, điều quan trọng nhất để một nền kinh tế cất cánh không chỉ là tăng trưởng, mà là nâng tầm phát triển. Khi doanh nghiệp có một mô hình hoạt động hiệu quả, đầu tư một đồng có thể tạo ra giá trị cao hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp để giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Một trong những mô hình đáng học hỏi là tại Singapore – nơi doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận các chương trình tư vấn chiến lược, hỗ trợ công nghệ và chuyển đổi số một cách bài bản. 

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp cần thuê chuyên gia để tư vấn về công nghệ hay số hóa, Chính phủ có thể hỗ trợ một phần chi phí, chẳng hạn như 50% tùy theo ngành nghề ưu tiên.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, ngoài sự sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân cũng cần chủ động đổi mới tư duy, đầu tư vào năng lực quản trị và chiến lược dài hạn. Chỉ khi doanh nghiệp thực sự phát triển bền vững, nền kinh tế tư nhân mới có thể trở thành động lực chính của đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi