Điều chỉnh điểm ưu tiên xét tuyển đại học, cao đẳng

02/02/2023 11:52

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023. Theo đó, sẽ giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm. Sĩ tử đạt 30 điểm thì điểm ưu tiên sẽ bằng 0.

Điều chỉnh điểm ưu tiên là phù hợp thực tiễn

PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ trên báo Giáo dục và Thời đại: Việc cộng điểm ưu tiên cho thí sinh vẫn được duy trì. Tuy nhiên, có điều chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bên liên quan. 

Qua đó, tạo điều kiện cho thí sinh có điều kiện khó khăn được tiếp cận với giáo dục đại học, bảo đảm quyền lợi giữa nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Theo GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, thay đổi cách tính điểm ưu tiên được Bộ GD&ĐT dự lệnh từ Quy chế tuyển sinh năm 2022. Qua đó, thí sinh có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm thế. 

Mặt khác, các trường chủ động phương án tuyển sinh. Ngoài ra, quy định trên tạo sự công bằng về cơ hội cho các em trong việc lựa chọn phương án học tập và lựa chọn trường đại học/cao đẳng phù hợp nhất.

Thời điểm này chưa thể bỏ điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học. Bày tỏ quan điểm trên, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: Với thí sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực khó khăn, nhờ có chính sách cộng điểm ưu tiên đã giúp nhiều em được học đại học. 

Tuy nhiên, cũng cần tính toán lại mức điểm ưu tiên để bảo đảm sự công bằng giữa thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Do vậy, việc Bộ GD&ĐT điều chỉnh về mức điểm ưu tiên áp dụng trong năm 2023 là phù hợp với thực tiễn khách quan.

Điều chỉnh điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học, cao đẳng - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: TG

Điều chỉnh điểm ưu tiên xét tuyển Đại học: Sẽ không còn thí sinh trên 30 điểm

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), Bộ đã đưa ra mức điều chỉnh giảm dần đều điểm ưu tiên khi thí sinh đạt từ 22,5 điểm cho đến mức 30 điểm thì không cộng điểm ưu tiên. 

Điều chỉnh này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà với tất cả phương thức xét tuyển. 

Các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển, cần quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp. Quy định này sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Lý giải về điều chỉnh trên, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy phân tích, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý. Theo đó, tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt (ở nhiều mức điểm thậm chí tỷ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. 

Điều này dẫn tới mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục bất hợp lý nêu trên, bảo đảm công bằng trong toàn hệ thống và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế tuyển sinh quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0). 

Như vậy, sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30; các ngành điểm đầu vào cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Thống kê cho thấy, nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao, tỷ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên. Với thực tế nêu trên, nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi chính là nhóm ở khu vực 3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, áp dụng chính sách xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. 

Áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục, đào tạo bậc cao đối với thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Song cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và trở thành yếu thế.

Theo quy định, cách tính điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi