Đề xuất sửa đổi quy định tổ chức bộ máy; số lượng, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

08/05/2025 11:52

(Chinhphu.vn) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của các Tòa án nhân dân, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các quy định có liên quan.

Đề xuất sửa đổi quy định tổ chức bộ máy; số lượng, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- Ảnh 1.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí

Kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện

Ngày 8/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các Tòa án nhân dân, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các quy định có liên quan.

Về mô hình tổ chức Tòa án, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hệ thống Tòa án theo hướng kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện; thành lập Tòa án nhân dân khu vực; chuyển các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thành các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân khu vực. 

Theo đó, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân khu vực (sửa đổi Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024).

Đề xuất sửa đổi quy định tổ chức bộ máy; số lượng, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp

Tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lên thành từ 23 đến 27 người

Về thành phần Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, dự thảo Luật bổ sung thành phần của Hội đồng gồm 01 thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân, 01 Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, 01 Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ định để thay cho 03 Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại điểm d khoản 1 Điều 40 Luật hiện hành.

Ngoài ra, trên cơ sở mô hình tổ chức hệ thống Tòa án 03 cấp, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân khu vực.

Trong đó, về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Tòa án Nhân dân tối cao, dự thảo luật đã bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn phúc thẩm các vụ án hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

Tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ 13 đến 17 người lên thành từ 23 đến 27 người để bảo đảm đủ nguồn nhân lực giải quyết kịp thời, chất lượng đối với khối lượng công việc giám đốc thẩm, tái thẩm tăng thêm từ Tòa án nhân dân cấp cao chuyển về để đáp ứng chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội; Bổ sung một điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;...

Đề xuất sửa đổi quy định tổ chức bộ máy; số lượng, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- Ảnh 3.

Sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm vụ xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm vụ xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo hướng Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 20 năm tù, tù chung thân, tử hình và vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp khác; bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;...

Về Tòa án nhân dân khu vực, cơ cấu lại các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thành Tòa án nhân dân khu vực.

Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực, trong đó quy định tại các Tòa án nhân dân khu vực có các Tòa chuyên trách gồm: Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

Ngoài ra, dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân; sửa đổi các quy định mang tính kỹ thuật;...

Đề xuất sửa đổi quy định tổ chức bộ máy; số lượng, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng

Phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp Tòa án

Nêu quan điểm thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân với các lý do nêu tại Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao. 

Nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, thống nhất với hệ thống pháp luật. 

Phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào các quy định có liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân theo mô hình tổ chức 03 cấp. Hồ sơ dự án Luật đầy đủ, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Bên cạnh đó, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành quy định về tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. (Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành). Kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện. 

Đồng thời, Ủy ban cơ bản nhất trí việc phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp Tòa án, các nội dung sửa đổi, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của các Tòa án nhân dân là thực hiện đúng chủ trương về tăng cường phân cấp, phân quyền; phù hợp với tổ chức bộ máy, nguồn lực hiện có và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao; bảo đảm Tòa án nhân dân 03 cấp hoạt động bình thường, không gián đoạn.

Đề xuất sửa đổi quy định tổ chức bộ máy; số lượng, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao- Ảnh 5.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng tán thành việc thành lập các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để thực hiện nhiệm vụ mới được giao về xét xử phúc thẩm bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TANDTC từ 13 đến 17 người (theo quy định Luật hiện hành) lên 23 đến 27 người để có đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm mới tiếp nhận từ TAND cấp cao, bảo đảm chất lượng và thời hạn xét xử;...

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, Ủy ban tán thành việc trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, các luật tố tụng và các luật có liên quan, để bao quát đầy đủ việc triển khai thi hành và nội dung chuyển tiếp, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các dự thảo luật trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Đồng thời, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để quy định đầy đủ các nội dung chuyển tiếp, bảo đảm cho TAND, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt, không bị gián đoạn trong và sau quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN CẢNH LỄ DIỄU BINH, DIỄU HÀNH KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: HÀO HÙNG ĐI GIỮA LÒNG NHÂN DÂN

TOÀN CẢNH LỄ DIỄU BINH, DIỄU HÀNH KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC: HÀO HÙNG ĐI GIỮA LÒNG NHÂN DÂN

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi