LẤY Ý KIẾN phương án TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN

05/03/2025 10:44

(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân tối cao dự kiến tổ chức lại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay.

LẤY Ý KIẾN phương án TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN

Tổ chức lại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các Tòa án nhân dân cấp huyện

Theo TTXVN, Tòa án nhân dân tối cao vừa có văn bản số 52/TANDTC-KHTC về việc tham gia ý kiến đối với phương án tổ chức tại Tòa án nhân dân theo Nghị quyết 18-NQ/TW gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, thực hiện Kết luận số 126-KL/TW, ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 và Nghị quyết số 01-NQ/ĐU, ngày 20/2/2025 của Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao dự kiến tổ chức lại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay.

Việc tổ chức lại được căn cứ theo các tiêu chí sau: Về tiêu chí về số lượng vụ việc phải giải quyết, đối với khu vực đô thị đặc biệt (Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), số lượng vụ việc phải giải quyết, xét xử của mỗi Tòa án nhân dân sơ thẩm nằm trong khu vực nội thành từ 3.000 vụ/năm trở lên; số lượng vụ việc phải giải quyết, xét xử của mỗi Tòa án nhân dân sơ thẩm nằm trong khu vực ngoại thành từ 1.000 vụ/năm trở lên.

Đối với khu vực nông thôn đồng bằng, số lượng vụ việc phải giải quyết, xét xử của mỗi Tòa án nhân dân sơ thẩm từ 800 vụ/năm trở lên.

Đối với khu vực miền núi, số lượng vụ việc phải giải quyết, xét xử của mỗi Tòa án nhân dân sơ thẩm từ 200 vụ/năm.

Về tiêu chí về địa bàn thuận tiện, liền kề, các Tòa án nhân dân được sáp nhập phải có vị trí địa lý liền kề, giao thông thuận tiện; mỗi Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc diện sắp xếp sẽ sáp nhập với ít nhất một Tòa án nhân dân cấp huyện liền kề thuộc diện sắp xếp, hoặc sáp nhập với Tòa án nhân dân cấp huyện liền kề không thuộc diện sắp xếp.

Tiêu chí về đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, mật độ dân cư, hạ tầng cơ sở giao thông, văn hóa theo từng vùng miền:

Đối với khu vực miền núi, do khu vực các huyện miền núi thường có diện tích rộng nhưng mật độ dân cư thấp, số lượng vụ việc không nhiều nên nếu chỉ áp dụng tiêu chí về khối lượng công việc phải giải quyết thì địa bàn hoạt động của các Tòa án nhân dân sơ thẩm sẽ quá rộng, gây khó khăn cho người dân khi có công việc đến Tòa án. 

Vì vậy, cần bổ sung tiêu chí sau: Khoảng cách từ nơi đặt trụ sở Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đến nơi xa nhất trong địa hạt pháp lý của Tòa án đó không quá 50 km; trường hợp không thể thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chí về số lượng án và khoảng cách từ nơi đặt trụ sở Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực đến nơi xa nhất trong địa hạt pháp lý thì ưu tiên áp dụng tiêu chí về khoảng cách.

Đối với khu vực hải đảo: Không tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực tại mỗi huyện đảo mà sẽ bố trí Thẩm phán, cán bộ Tòa án tại Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực liền kề, có năng lực đủ mạnh đến để tiếp nhân dân, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của người dân và xét xử lưu động các loại vụ án theo lịch định kỳ hàng tháng.

Ngoài ra, ưu tiên các vị trí có trụ sở vừa được đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn vừa qua (đặc biệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025) và một số công trình thuộc dự án Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1).

Để xây dựng đề án báo cáo Bộ Chính trị, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các Tòa án nhân dân tỉnh tham gia nghiên cứu và đóng góp ý kiến, trong trường hợp có ý kiến khác, đề nghị phân tích, làm rõ và đề xuất cụ thể.

Xây dựng đề án về hệ thống tòa án, viện kiểm sát ở địa phương theo định hướng không tổ chức cấp huyện

Tại Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo xây dựng đề án về hệ thống tòa án, viện kiểm sát ở địa phương theo định hướng không tổ chức cấp huyện.

Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng các đề án, tờ trình Bộ Chính trị về hệ thống tòa án, viện kiểm sát ở địa phương theo định hướng không tổ chức cấp huyện, báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.

Đảng ủy Toà án nhân dân tối cao, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau: Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.

Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.

Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.

Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025. 

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Các MẪU VĂN BẢN của UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Tại Công văn 4168/BNV-CQĐP, Bộ Nội vụ hướng dẫn các mẫu văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã mới.

Nghị định 157/2025/NĐ-CP: Quy định mới về lương hưu, lộ trình nghỉ hưu, trợ cấp... đối với quân nhân, Công an, dân quân thường trực

Nghị định 157/2025/NĐ-CP: Quy định mới về lương hưu, lộ trình nghỉ hưu, trợ cấp... đối với quân nhân, Công an, dân quân thường trực

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định rõ về đối tượng, điều kiện hưởng lương hưu; lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu; mức lương hưu hằng tháng; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi