QUY ĐỊNH MỚI: Điều kiện Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, bậc 2, bậc 2

16/02/2025 18:10

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 67/2025/UBTVQH15 quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.

QUY ĐỊNH MỚI: Điều kiện Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, bậc 2, bậc 2

Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

Theo đó, Các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có:

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1;

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

3. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Điều kiện của Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1

Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện) hoặc Tòa án quân sự khu vực;

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; có năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

3. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực.

Điều kiện của Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2

Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

2. Người có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

3. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; có năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

4. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án quân sự khu vực; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

5. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

Điều kiện của Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3

Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án quân sự trung ương;

2. Người có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án quân sự trung ương;

3. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; có năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;

4. Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt hoặc Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án quân sự trung ương;

5. Người được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương;

6. Người được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân và đang đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao; có năng lực xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao và năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi