Đề nghị nghiên cứu quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho từng quân, binh chủng

05/11/2024 11:00

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho từng quân, binh chủng trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đề nghị nghiên cứu quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho từng quân, binh chủng- Ảnh 1.

Đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho biết, thực tiễn hiện nay có những sĩ quan ở cấp bậc trung và cao cần giữ vị trí quan trọng mà không có người thay thế phù hợp. Vì vậy, việc xem xét kéo dài tuổi phục vụ cho một số chức vụ đặc thù là cần thiết.

“Ở nhiều quốc gia có quân đội phát triển, tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cũng có sự phân hóa theo cấp bậc, nhưng thường sẽ linh hoạt hơn cho các cấp cao như Đại tá hoặc cấp Tướng nếu sĩ quan đó có sức khỏe tốt và đóng góp đặc biệt. Vì vậy, việc quy định tuổi nghỉ hưu cố định cho các cấp bậc cao nhất có thể gây hạn chế trong việc tận dụng kinh nghiệm của các sĩ quan kỳ cựu”, đại biểu Thạch Phước Bình nêu rõ.

Từ những phân tích này, đại biểu đề nghị cần xem xét mở rộng thêm 1-2 năm cho một số cấp bậc như Đại tá và cấp Tướng, tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Điều này có thể linh hoạt hơn trong tình huống quốc gia cần các sĩ quan có kinh nghiệm dẫn dắt và điều hành.

 Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho từng quân, binh chủng trong dự thảo Luật dựa trên các yếu tố về đặc thù công tác, sức khỏe, yêu cầu nhiệm vụ của từng quân, binh chủng và những lợi ích mà chính sách này có thể mang lại cho lực lượng quân đội.

Đề nghị nghiên cứu quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho từng quân, binh chủng- Ảnh 2.

Các đại biểu tại Phiên họp

Đề xuất dự thảo Luật bổ sung tiêu chuẩn về "trình độ công nghệ thông tin" và "khả năng sử dụng ngoại ngữ"

Ngoài ra, đại biểu Thạch Phước Bình cũng cho biết, thực tiễn hiện nay cho thấy, nhiều quân đội hiện đại trên thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản) đã nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng công nghệ cao. Đặc biệt, nhu cầu về sĩ quan có trình độ ngoại ngữ và hiểu biết về khoa học công nghệ ngày càng lớn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Do vậy, đại biểu đề xuất dự thảo Luật bổ sung tiêu chuẩn về "trình độ công nghệ thông tin" và "khả năng sử dụng ngoại ngữ" trong điều kiện tuyển dụng. “Điều này không chỉ giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt kịp với xu hướng toàn cầu mà còn tăng khả năng hợp tác quốc tế”, đại biểu nêu quan điểm.

Cùng với đó, đại biểu cũng cho rằng, dự thảo Luật cũng cần cập nhật quy định về kỷ luật trong bối cảnh bảo vệ thông tin. Bởi trong thời đại công nghệ số, bảo mật thông tin quốc phòng là vấn đề quan trọng. Nhiều quân đội trên thế giới (như Hàn Quốc, Pháp) đã có quy định cụ thể về kỷ luật liên quan đến bảo mật thông tin quân sự, bao gồm cả các hoạt động trực tuyến và bảo mật dữ liệu.

 “Dự thảo Luật cần bổ sung quy định về "kỷ luật thông tin", theo đó, sĩ quan phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo mật thông tin, không tiết lộ dữ liệu quân sự trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó, cần có hình phạt rõ ràng đối với hành vi vi phạm để tăng tính răn đe”, đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất.

Đề nghị cần bổ sung quy định về quy hoạch, bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn tại cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái

Đề nghị nghiên cứu quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho từng quân, binh chủng- Ảnh 3.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

Cho rằng dự thảo Luật lần này đã có sự quan tâm đặc biệt về chế độ, chính sách đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Cầm Thị Mẫn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ đồng tình với đề nghị tại Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về bổ sung chế độ, chính sách đối với sĩ quan biệt phái khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái; khi nghỉ hưu được hưởng chế độ theo cấp bậc, chức vụ biệt phái, bảo đảm chính sách theo chức vụ cao nhất trước khi nghỉ hưu như quy định đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái. 

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về việc quy hoạch, bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn tại cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái; được xem xét, bố trí chức vụ tương đương chức vụ biệt phái khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái...

Đối với sĩ quan nữ, đại biểu Cầm Thị Mẫn đề nghị dự thảo Luật cũng cần bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về chế độ, chính sách đối với sĩ quan nữ, cụ thể: Thời gian sĩ quan nữ nghỉ chế độ thai sản được tính vào thời gian xét thăng quân hàm. Bởi Luật hiện hành mới chỉ quy định trường hợp “Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm”.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho sĩ quan khi nghỉ hưu, các đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật bổ sung thêm quy định về Chương trình đào tạo nghề cho sĩ quan sắp nghỉ hưu, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sĩ quan tái hòa nhập vào thị trường lao động dân sự./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi