Lập đường dây nóng hỗ trợ mua sách giáo khoa

03/09/2022 06:55

(Chinhphu.vn) - Để hỗ trợ phụ huynh và học sinh mua sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thiết lập đường dây nóng (0344181018) duy trì từ 8 giờ-22 giờ hàng ngày, kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ. Như vậy, phụ huynh khi khó khăn trong việc mua sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có thể gọi tới đường dây nóng để được hỗ trợ kịp thời.

Năm học mới đã cận kề nhưng không ít phụ huynh vẫn lo lắng khi chưa tìm mua đủ một số đầu sách giáo khoa cho con. Đáng nói, không chỉ ở vùng cao, nông thôn xuất hiện tình trạng thiếu sách cục bộ, mà tại thành phố lớn việc khan hiếm cũng diễn ra với một số đầu sách.

Ghi nhận của báo Giáo dục và Thời đại tại nhiều cửa hàng sách tại Hà Nội đều xảy ra tình trạng khan hiếm sách giáo khoa các lớp 3, 7, 10. 

Nhân viên tại các cửa hàng sách tại phố Giảng Võ, Lý Thường Kiệt (Hà Nội) cho biết, với sách giáo khoa lớp 3, bộ sách Cánh diều thiếu sách Mỹ thuật; bộ Kết nối tri thức với cuộc sống thiếu sách Âm nhạc; Lớp 7 bộ Cánh diều thiếu sách Công nghệ, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm; bộ Kết nối tri thức với cuộc sống thiếu sách Mỹ thuật, Âm nhạc; Lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống thiếu sách Ngữ văn, Toán, Âm nhạc, Tiếng Anh, Tin học.

Trước thực tế phụ huynh gặp khó khăn khi mua một số đầu sách giáo khoa của Chương trình GDPT mới, thông tin trên báo Giáo dục và Thời đại, ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), cho biết: Sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 mới đến nay đã hoàn thành việc in, nhập kho được 46,8 triệu bản. 

Sách giáo khoa các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 NXBGDVN đã cung ứng tới các địa phương hơn 40 triệu bản. 

Với sách giáo khoa lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 theo chương trình hiện hành, NXBGDVN đã hoàn thành việc in, nhập kho 55 triệu bản.

Theo ông Bách, năm học 2022 - 2023 triển khai sách giáo khoa các lớp 3, 7 và 10 theo Chương trình GDPT 2018. 

Các Nhà xuất bản có sách giáo khoa được phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ sách giáo khoa phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh theo số lượng các địa phương đăng ký...

Tuy nhiên trên thực tế, việc công bố danh mục sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 lựa chọn sử dụng trong nhà trường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian quy định. Đây là một thử thách lớn đối với nhà xuất bản trong việc cung ứng sách giáo khoa theo chương trình mới để kịp phục vụ khai giảng. 

Đặc biệt đối với sách giáo khoa lớp 10, ở nhiều môn học, học sinh sẽ lựa chọn từ các tổ hợp môn học khác nhau nên tên sách cụ thể và số lượng tương ứng phụ thuộc vào lựa chọn của học sinh tại từng nhà trường, địa phương cụ thể.

Lường trước thực tế này, NXBGDVN đã bám sát các địa phương, nhà trường để nắm bắt cụ thể từng tên sách và số lượng cần cung ứng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để có thể triển khai in gấp, đảm bảo cung ứng đầy đủ theo nhu cầu.

Đặc biệt, để hỗ trợ phụ huynh và học sinh mua sách giáo khoa, NXBGDVN thiết lập đường dây nóng (0344181018) duy trì từ 8 giờ - 22 giờ hàng ngày từ 15/6 đến 15/9, kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ.

Như vậy, phụ huynh khi khó khăn trong việc mua sách giáo khoa của NXBGDVN có thể gọi tới đường dây nóng để được hỗ trợ kịp thời. 

Mặt khác, các trường cần phát huy tinh thần hỗ trợ, tránh để gia đình, học sinh sát năm học vẫn rốt ráo tìm mua sách. 

Về phía phụ huynh, có thể đề nghị nhà trường hỗ trợ, mua theo tập thể để đảm bảo không phải tìm kiếm, mua gom…

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi