Đánh thuế lũy tiến để chống đầu cơ bất động sản; chấm dứt tình trạng mua nhà ở xã hội kiểu 'bốc thăm trúng thưởng'

29/08/2023 15:15

(Chinhphu.vn) - Đại biểu quốc hội đề xuất hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần. Cần có chính sách cụ thể để chấm dứt tình trạng mua nhà xã hội kiểu "bốc thăm trúng thưởng"

Đánh thuế lũy tiến để chống đầu cơ bất động sản; chấm dứt tình trạng mua nhà ở xã hội kiểu 'bốc thăm trúng thưởng' - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn: Cần có một chính sách lớn về nhà ở nhằm ưu đãi cho những người mua nhà lần đầu.

Nhà là để ở, không phải là để đầu cơ, cần 1 chính sách lớn để ưu đãi cho người mua nhà lần đầu

Ngày 29/8, tiếp tục chương trình làm việc, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa) nhấn mạnh chính sách phát triển nhà ở và tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta song thực tế, chính sách phát triển nhà ở và xây dựng nhà ở còn hướng đến góc độ nhà ở là tài sản hơn vai trò của nhà là để ở.

Dẫn số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ sở hữu nhà ở của các hộ gia đình Việt Nam là hơn 88% - thuộc nhóm cao nhất thế giới, đại biểu Lê Thanh Hoàn nêu câu hỏi: Tại sao nhu cầu nhà ở tại các đô thị lại vẫn là vấn đề bức thiết đến như vậy?

Đại biểu đề nghị nghiên cứu thấu đáo, tiếp cận theo hướng nhà là để ở, không phải là để đầu cơ với kỳ vọng sinh lời trong tương lai. Từ đó, cần có một chính sách lớn về nhà ở nhằm ưu đãi cho những người mua nhà lần đầu.

"Hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần, theo tỷ lệ nghịch với thời gian sở hữu. Miễn thuế thu nhập cho thuê nhà ở xã hội cũng như cho thuê nhà với giá nhà ở xã hội.

Cần hạn chế đến mức tối đa tình trạng người mua nhà ở xã hội sau thời gian mua 5 năm và bán thì giá trị tăng đến 2 đến 3 lần so với lúc mua", đại biểu đề xuất.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn cũng nhấn mạnh, phải xác định rõ là Nhà nước có chính sách hỗ trợ để người có thu nhập thấp có chỗ ở, chứ không phải để tạo ra thu nhập cao trong tương lai cho người mua nhà ở xã hội; cũng như nhà ở xã hội không phải cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ dưới mọi hình thức.

Đánh thuế lũy tiến để chống đầu cơ bất động sản; chấm dứt tình trạng mua nhà ở xã hội kiểu 'bốc thăm trúng thưởng' - Ảnh 2.

Chấm dứt tình trạng mua nhà ở xã hội kiểu "bốc thăm trúng thưởng"

Đề cập đến những thách thức đối với thị trường nhà ở trong thời gian tới, đại biểu Lê Thanh Hoàn cho biết, đó là vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị và già hóa dân số.

Theo đại biểu, thống kê năm 2019, cả nước có khoảng 6,4 triệu người di cư (chiếm 7,3% dân số). Áp lực nhập cư đối với các đô thị là rất lớn: Cứ 1.000 người sống ở đô thị thì có khoảng 200 người nhập cư; người nhập cư chiếm tỉ lệ 12,3% dân số đô thị.

Khả năng này dẫn đến nhu cầu tại các đô thị trong thời gian 10, 20 năm nữa vẫn tăng mạnh; ngược lại, nhu cầu nhà ở tại nông thôn lại giảm đi.

Thách thức thứ hai, theo đại biểu Lê Thanh Hoàn là vấn đề già hóa dân số. Theo dự báo, người trên 75 tuổi ở nước ta sẽ tăng gấp đôi, đạt khoảng 5 triệu người vào năm 2035. Còn đến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương các nước dân số già ở Nhật Bản, Hàn Quốc... 

Đại biểu cho rằng, tốc độ già hóa dân số rất phức tạp, làm tăng nhu cầu về nhà ở cho người cao tuổi; đồng thời làm giảm quy mô của hộ gia đình, tăng nhu cầu về nhà ở do số lượng người cao tuổi tăng thêm...

Do đó, trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cũng như Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh cần căn cứ về quy mô dân số, tỷ lệ dân di cư để phát triển cho phù hợp, đặc biệt là nhà ở xã hội. Từ đó xác định chúng ta sẽ xây dựng nhà ở xã hội đến khi nào, đáp ứng cho ai và ai sẽ là người cung cấp.

Trên quan điểm này, đại biểu Lê Thanh Hoàn tán thành với quy định giao Tổng Liên đoàn Lao động tham gia phát triển nhà ở lưu trú cho công nhân. Đồng thời, cần có chủ trương khuyến khích các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận khác tham gia tích cực hơn vào việc phát triển nhà ở xã hội.

"Cần có chính sách cụ thể để chấm dứt tình trạng mua nhà xã hội kiểu "bốc thăm trúng thưởng" trong thời gian vừa qua. Cùng với đó là chính sách đồng bộ về giải quyết việc làm nông thôn để hạn chế tình trạng di dân ở đô thị", đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu cho rằng, nếu việc tiếp cận nguồn lực đất đai, đặc biệt các đô thị ngày càng khó khăn với đa số người dân thì mục tiêu mọi người có chỗ ở phù hợp vẫn còn rất xa. Vì vậy, trong sửa đổi Luật Đất đai lần này, các nội dung về quỹ đất dành cho phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, như quy định cụ thể với tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội so với tỷ lệ đất dành cho xây dựng nhà ở thương mại và cần phải được quy định rõ ràng, ổn định, minh bạch, phù hợp trong các quy hoạch của sử dụng đất./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi