Đại tướng Phan Văn Giang: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng góp phần giữ nước từ khi nước chưa nguy

23/04/2024 17:45

(Chinhphu.vn) - Theo Đại tướng Phan Văn Giang, để xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp, trong đó phải có những cơ chế, chính sách vượt trội.

Đại tướng Phan Văn Giang: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng góp phần giữ nước từ khi nước chưa nguy- Ảnh 1.

Đại tướng Phan Văn Giang dự và phát phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

 Chiều 23-4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đồng chí thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV. 

Dự hội nghị tiếp xúc cử tri có lãnh đạo, chỉ huy Quân khu 1, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; các đồng chí trong đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên; chỉ huy một số cơ quan Bộ Quốc phòng và đông đảo cử tri đại diện một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, sau khi được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, trên cơ sở báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Cơ quan Thường trực soạn thảo dự án luật đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức gần 40 buổi họp để nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến. 

Cuối tháng 3 vừa qua, tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ năm, nhiệm kỳ khóa XV đã cho ý kiến về dự án luật; trong đó, đa số các ý kiến thống nhất với các nội dung tại dự thảo luật, nhất trí việc thành lập quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh và quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng…

Đại tướng Phan Văn Giang: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng góp phần giữ nước từ khi nước chưa nguy- Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, các cử tri nhất trí cao về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; đồng thời làm rõ sự một số vấn đề về cơ chế, chính sách đặc thù đối với lĩnh vực đặc biệt của công nghiệp quốc phòng, an ninh làm cơ sở để cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo luật.

Ghi nhận, đánh giá cao ý kiến của các cử tri, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh: Công nghiệp quốc phòng là lĩnh vực đặc thù. Để xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp, trong đó phải có những cơ chế, chính sách vượt trội nhằm tạo cú hích, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực đặc thù này.

Đại tướng Phan Văn Giang: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng góp phần giữ nước từ khi nước chưa nguy- Ảnh 3.

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan tại Nhà máy Z131 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng).

 37 chính sách đặc thù, vượt trội 

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, hiện nay, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp gồm 7 chương, 86 điều có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là về nguồn lực tài chính, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đầu tư, khoa học, công nghệ, hệ thống tổ chức, động viên công nghiệp, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách đối với người lao động là chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư... để thể chế quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh.

Bộ trưởng Phan Văn Giang cũng cho biết: Trong dự thảo luật đã đưa ra nhiều chính sách mới, đặc thù, có tính đột phá để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, an ninh; theo thống kê, dự thảo luật quy định 37 chính sách đặc thù, vượt trội hơn so với các chế độ, chính sách hiện hành ở các luật có liên quan; bảo đảm xây dựng được nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

Đại tướng Phan Văn Giang: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về công nghiệp quốc phòng góp phần giữ nước từ khi nước chưa nguy- Ảnh 4.

Đại tướng Phan Văn Giang và các đại biểu Quân đội dự Hội nghị tiếp xúc cử tri.

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, ngoài việc thông tin tình hình thế giới, khu vực, trong nước; một số kết quả nổi bật về công tác quân sự, quốc phòng của toàn quân thời gian qua; nội dung, chương trình diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn cấp ủy, chính quyền các cấp và cử tri tỉnh Thái Nguyên tích cực phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn trong thực hiện nhiệm vụ; tuyên truyền, phổ biến, triển khai thi hành luật trong thực tiễn khi dự thảo luật được Quốc hội thông qua.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi